Dự luật về Tiêu chuẩn chất lượng an toàn đối với sản phẩm kem chống nắng

Theo đó, dựa theo mục 29 Đạo luật Thương mại Công bằng 1986, một sản phẩm kem chống nắng an toàn chất lượng cần đáp ứng những yêu cầu sau:

Thứ nhất, có chứa hoặc được cho là có chứa bất kỳ thành phần nào có thể hấp thụ, phản xạ hoặc phân tán tia cực tím và được thoa trên bề mặt da người với mục đích bảo vệ da khỏi bị đỏ do ảnh hưởng bởi bức xạ của tia cực tím và những tác động xấu từ tia cực tím khác.

Thứ hai, sản phẩm kem chống nắng đạt tiêu chuẩn chất lượng khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: (i) là sản phẩm được sản xuất để bảo vệ da khỏi bức xạ của tia cực tím (ii) có chỉ số chống nắng SPF từ 4 trở lên (iii) theo định nghĩa của AS/NZS 2604:2021, sản phẩm đáp ứng việc chăm sóc da với chỉ số SPF được dán nhãn lớn hơn 15, không phải là sản phẩm dùng để thoa lên môi hoặc sản phẩm được thiết kế chủ yếu dưới dạng kem nền hoặc kem nền có màu.

 Ảnh minh họa.

Ngoài ra, các sản phẩm kem chống nắng được sản xuất hoặc nhập khẩu vào New Zealand trước ngày Dự luật nhận được sự đồng ý của Hoàng gia sẽ được miễn trừ việc đáp ứng tiêu chuẩn an toàn về chất lượng của các sản phẩm kem chống nắng trong 12 tháng sau khi bắt đầu sử dụng.

Trước đó, Ấn Độ thông báo cho các nước Thành viên WTO về việc đưa ra dự thảo Đạo luật kiểm soát chất lượng đối với axit polyphosphoric. 

Axit polyphosphoric được sử dụng trong các quá trình tổng hợp hóa chất khác nhau để xúc tác cho quá trình tuần hoàn của Axit, este, xeton, andehit… Axit polyphosphoric được sử dụng trong các ngành công nghiệp như dược phẩm, chất thơm, công nghiệp da. Bên cạnh đó, Axit polyphosphoric cũng được sử dụng để thay thế cho Axit Ortho Phosphoric dùng trong mục đích tẩy cặn và làm sáng bề mặt kim loại (muối và chế phẩm mạ điện).

Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe con người, cần phải có tiêu chuẩn bắt buốc đối với Axit polyphosphoric. Axit Polyphosphoric được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải phù hợp với tiêu chuẩn của Ấn Độ (IS 17439: 2020) và sẽ phải ghi nhãn hiệu tiêu chuẩn theo giấy phép của Cục tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS). Việc sử dụng các nhãn hiệu tiêu chuẩn được điều chỉnh bởi các quy định của Văn phòng Đạo luật Tiêu chuẩn Ấn Độ năm 2016 và các Quy định liên quan khác. Cục tiêu chuẩn Ấn Độ sẽ là cơ quan chứng nhận và thực thi quy định này.

An Hạ

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích