Dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương thấp nhất trong hơn 50 năm
Dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương thấp nhất trong hơn 50 năm
Ngày 28/9, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển ở Đông Á và Thái Bình Dương do tác động của biến thể Delta.
Theo Báo cáo của WB, ngoài dự báo mức trưởng cao hơn của Trung Quốc, với 8,5%, các nước đang phát triển ở Đông Á được dự báo chỉ đạt mức 2,5% trong năm nay, thấp hơn mức dự báo 4,4% được WB đưa ra hồi tháng 4/2021.
Theo đó, Báo cáo ghi nhận quá trình phục hồi của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đang bị ảnh hưởng do sự lây lan của biến chủng Delta dịch bệnh COVID-19, khiến cho những khó khăn của doanh nghiệp và hộ gia đình bị kéo dài, có khả năng làm tăng trưởng kinh tế chậm lại và gia tăng sự bất bình đẳng trong xã hội.
Ngoài dự báo mức trưởng cao hơn của Trung Quốc, với 8,5%, các nước đang phát triển ở Đông Á được dự báo chỉ đạt mức 2,5% trong năm nay, thấp hơn mức dự báo 4,4% được WB đưa ra hồi tháng 4/2021.
Thiệt hại do đợt dịch COVID-19 tái bùng phát gần đây và kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng và làm gia tăng bất bình đẳng về lâu dài, báo cáo của WB nhận định.
Tỷ lệ có việc làm và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cũng đều giảm. Như vậy, 24 triệu người sẽ không có khả năng thoát nghèo trong năm nay.
WB cũng cho biết, quá trình phục hồi kinh tế ở các quốc gia đang phát triển khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đang bị đảo ngược.
Mặc dù năm 2020, Khu vực đã kiềm chế Covid-19 thành công trong khi các khu vực khác trên thế giới gặp nhiều khó khăn; tuy nhiên, số ca nhiễm tăng vọt trong năm nay đã làm giảm viễn cảnh tăng trưởng và gia tăng bất bình đẳng.
Cả khu vực đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến thể Delta trong khi nhiều nền kinh tế tiên tiến trên thế giới đang trên đường phục hồi.
Để ngăn ngừa thiệt hại kinh tế lâu dài, các chính phủ cần hỗ trợ các công ty sản xuất và khuyến khích các đối thủ cạnh tranh mới, thúc đẩy phát triển công nghệ và giảm các rào cản thương mại.
WB cũng chỉ ra rằng, khu vực này phải tăng cường sản xuất vắc xin trong bối cảnh nhập khẩu bấp bênh và nhu cầu cao trên thế giới.
Cùng với đó, các Chính phủ cần chú trọng việc xét nghiệm, truy vết và cách ly để kiểm soát lây nhiễm; đẩy mạnh sản xuất vaccine trong khu vực để giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu; đồng thời, tăng cường hệ thống y tế nhằm xử lý tình trạng bệch dịch kéo dài.
Hơn nữa, các Chính phủ cũng cần một chiến lược toàn diện để tăng trưởng vừa nhanh vừa đảm bảo bao trùm. Việc gia tăng ứng dụng công nghệ có thể là điểm sáng của khủng hoảng lần này với khả năng nâng cao năng suất, dân chủ hóa về giáo dục và cải thiện hoạt động các cơ quan Nhà nước. Song song đó, là nhu cầu mở cửa thương mại và đầu tư, kết hợp với những chính sách đẩy mạnh cạnh tranh nhằm tạo động lực để các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới…
Cần nhanh chóng hành động để đảm bảo đại dịch không cản trở tăng trưởng và gia tăng tỷ lệ nghèo trong những năm tới, là lời kêu gọi trong ấn phẩm “Từ Ngăn chặn đến Phục hồi”, Báo cáo Cập nhật Tình hình kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương tháng 10/2020 của Ngân hàng Thế giới (WB).
Mai Châu (T/h)
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị