Dự án Hòa Lân: Bộ Công an lên tiếng “doanh nghiệp chưa gây hậu quả thiệt hại, do vậy không có dấu hiệu của tội phạm”

Giá trị tài sản thế chấp đảm bảo thanh toán, không có dấu hiệu của tội phạm

Vừa qua, Công ty Thiên Phú (Nguyên đơn trong vụ kiện Dự án Hòa Lân), đã gửi đơn “Đề nghị CQCSĐT Bộ Công an giám sát và có văn bản kiến nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh rút toàn bộ Kháng nghị Giám đốc thẩm về việc có hành vi vi phạm quy định về cho vay của các tổ chức tín dụng, liên quan đến việc Agribank Chợ Lớn cho Công ty Thiên Phú vay vốn, đồng thời kiến nghị các ban ngành có liên quan tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng được triển khai dự án”.

Trả lời Công ty Thiên Phú, ngày 17/8/2021 Cơ quan Cơ quan Cảnh sát điều tra (CQCSĐT) Bộ Công an đã có văn bản 3876 trả lời. Theo đó, CQCSĐT Bộ Công an cho biết, vụ việc Agribank Chợ Lớn cho Công ty Thiên Phú và Công ty TNHH Gia Phú vay vốn đã được CQCSĐT thụ lý, giải quyết theo kiến nghị của Thanh tra Chính phủ tại kết luận thanh tra số 3117 ngày 24/12/2013. Sau khi tiến hành kiểm tra, xác minh, CQCSĐT Bộ Công an đã ban hành Quyết định không khởi tố vụ án hình sự số 22 ngày 5/10/2015; Ban hành kết luận nội dung kiến nghị và ra thông báo kết quả giải quyết kiến nghị gửi đến Thanh tra Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Ngân hàng Agribank chi nhánh Chợ Lớn, Thành phố Hồ Chí Minh.

z2866363892673_e4553bd12881fde15ee5683ad60c9d31

Theo kết luận số 3369 ngày 5/10/20215 của CQCSĐT Bộ Công an, hành vi của các cá nhân liên quan đến khoản vay của Cty TNHH Thiên Phú và Công ty TNHH Gia Phú tại Agribank Chợ Lớn là có vi phạm; Việc Thanh tra Chính phủ kết luận các vi phạm nêu trong kết luận 3117 là có cơ sở. Tuy nhiên hiện tại các khoản nợ đều có tài sản thế chấp. Kết quả thẩm định cho thấy giá trị tài sản thế chấp cơ bản đảm bảo được việc thanh toán, các khoản vay đang trong quá trình  xử lý nên chưa có hậu quả thiệt hại, do vậy không có dấu hiệu của tội phạm.

Doanh nghiệp đứng ra giải cứu, thu hồi tài sản cho Nhà nước “ăn no đòn”

Xin được nhắc lại, vụ việc, Agribank Chợ Lớn cho Công ty Thiên Phú vay số tiền lớn để đầu tư dự án Hòa Lân, đồng thời lấy dự án này làm tài sản thế chấp. Sau nhiều năm, Công ty Thiên Phú không có khả năng trả nợ, số tiền vay trở thành nợ xấu nên Agribank Chợ Lớn và Công ty Thiên Phú thỏa thuận bán đấu giá Dự án này, đồng thời thuê Công ty đấu giá Nam Sài Gòn làm các thủ tục.

Vào thời điểm trầm lắng của thị trường bất động sản, diện tích gần 50 ha Dự án Khu dân cư Hòa Lân như một “cục máu đông” không ai để ý tới. Bởi vậy, dù qua 12 lần thông báo bán đấu giá kéo dài suốt 3 năm vẫn không thành. Lần đấu giá thứ 13 vào tháng 5/2017, Công ty Kim Oanh trúng đấu giá với số tiền 1.353 tỉ đồng.

Khi thị trường bất động sản phục hồi, một số dự án giao thông ở Bình Dương khởi động, giá đất bắt đầu tăng, dự án Hòa Lân được ví như “đất vàng” thì xuất hiện tố cáo, tranh chấp đòi hủy kết quả đấu giá. Vụ tranh chấp kéo dài liên tục từ năm 2018 đến năm 2021. Sau khi Thanh tra Bộ Tư pháp vào cuộc, kết luận việc đấu giá tài sản đúng quy định, không trái pháp luật, không phải hủy kết quả đấu giá thì Công ty Thiên Phú lại khởi kiện ra Tòa vẫn với yêu cầu “hủy kết quả đấu giá”.

Qua quá trình tố tụng đầy phức tạp, bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 99/2020/KDTM-ST ngày 12/11/2020 TAND Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh  đã được các bên tranh chấp “tâm phục, khẩu phục”; các nguyên đơn rút đơn khởi kiện, không còn khiếu nại và các bên cùng nhau bàn giao dự án trên thực địa vào tháng 12/2020.

Tiếp đó, Bản án phúc thẩm 264/2021/KDTM-PT ngày 24/3/2021 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh quyết định “Đình chỉ giải quyết vụ án” khép lại hành trình 4 năm thanh tra, kiện tụng. Tuy là bên thắng kiện, nhưng phía Kim Oanh (là đơn vị trúng đấu giá) đã bị thiệt hại nặng nề do dự án bị đình trệ.

Tưởng chừng vụ việc đã được khép lại, nhưng chỉ 2 tháng sau, ngày 22/6/2021, Viện KSND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh bất ngờ ban hành Quyết định kháng nghị Giám đốc thẩm (KNGĐT) số 174/QĐKNGĐT-VKS-KDTM, đề nghị Tòa án cấp cao tại  Thành phố Hồ Chí Minh hủy 2 bản án trên, đồng thời tạm đình chỉ thi hành án. Vậy là Dự án Hòa Lân một lần nữa bị “treo”. Lại một vòng quay tố tụng mới chưa biết bao giờ kết thúc. Doanh nghiệp “than trời”, mặc dù việc tham gia và trúng đấu giá là hợp pháp, là bên thứ ba ngay tình. Bất ngờ hơn nữa khi cơ sở của kháng nghị này đến từ một lá đơn bất thường gửi từ Hà Nội và của một tổ chức không phải là đương sự, không có quyền lợi và nghĩa vụ gì liên quan đến vụ việc.

Khi thị trường bất động sản phục hồi, giá đất bắt đầu tăng, dự án Hòa Lân được ví như “đất vàng” thì xuất hiện tố cáo, tranh chấp đòi hủy kết quả đấu giá.
Khi thị trường bất động sản phục hồi, giá đất bắt đầu tăng, dự án Hòa Lân được ví như “đất vàng” thì xuất hiện tố cáo, tranh chấp đòi hủy kết quả đấu giá.

Bên mua tài sản đấu giá bị thiệt hại nặng nề

Một trong những nội dung KNGĐT cho rằng, sau khi trúng đấu giá dự án Hòa Lân với mức 1.353 tỉ đồng vào tháng 5/2017, Agribank Chợ Lớn đã “vi phạm trong việc cho Công ty Kim Oanh chậm thanh toán”. Tuy nhiên việc chậm thanh toán này là do nhiều yếu tố khách quan. Đến tháng 5/2019, Công ty Kim Oanh trả đầy đủ cả số tiền trúng đấu giá và lãi suất theo thỏa thuận.

Nhiều nội dung trong KNGĐT đã được Thanh tra Chính phủ (thanh tra năm 2013), Thanh tra Bộ Tư pháp (thanh tra năm 2018) có Kết luận báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và nhiều cơ quan liên quan. Đặc biệt, qua 2 cấp xét xử có sự tham gia của các kiểm sát viên các cấp trong suốt 3 năm qua (từ 2019 đến 2021) đều cho rằng, việc bán đấu giá tài sản là đúng pháp luật và vụ án đã được các bên chấp thuận, tự nguyện thi hành.

Điều đáng nói nhất, tại thời điểm kháng nghị giám đốc thẩm, Công ty Thiên Phú đã có người đại diện mới và tại thời điểm này, Công ty Thiên Phú đã rút mọi đơn khởi kiện, kháng cáo và tố cáo đã gửi trước đó nên việc lợi dung danh nghĩa Công ty Thiên Phú để tạo nên các vụ kiện là hoàn toàn không thể thực hiện được. Ngay cả khi có KNGĐT thì phía Công ty Thiên Phú cũng là bên phản đối mạnh mẽ nhất. Vì vậy, lá đơn đến từ một tổ chức không phải là đương sự của vụ án này, một lần nữa làm nhiều người nghi ngờ về động cơ thực sự của lá đơn đến từ tổ chức không phải là đương sự của vụ án.

Có thể thấy liên tiếp trong những năm qua, hầu hết những dự án của Công ty Kim Oanh tại Bình Dương đều dính vào vòng lao lý. Điều đáng bàn, tất cả những sự việc đều được bắt nguồn từ những đơn thư, thưa kiện không rõ ràng và đều nhằm mục đích “bóp chết doanh nghiệp. Tuy nhiên những sự việc này đều được các cơ quan Trung ương, cụ thể là Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Tư pháp… vào cuộc và có kết luận rõ ràng. Vụ án liên quan đến Dự án Hòa Lân bị kiện ra tòa kéo dài nhiều năm trời cuối cùng qua các cấp xử án cũng đã tuyên Kim Oanh thắng Kiện.

Trước hàng loạt những sóng gió bất thường liên tiếp ập đến đối với Công ty, bà Đặng Thị Kim Oanh cho rằng Tập đoàn Kim Oanh là nạn nhân của những chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh, khiến doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề, đời sống của hàng nghìn người lao động bị ảnh hưởng mà không ai phải chịu trách nhiệm?.

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích