Đốt lửa lấy mật ong bị xử phạt thế nào?

Câu hỏi của bạn Báo Tài nguyên & Môi trường tư vấn như sau:

Khoản 3, 4, 5 Điều 16, Nghị định số 35/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp quy định như sau:

Phạt tiền từ 5 trăm nghìn đến 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

– Mang dưới 10 dụng cụ vào rừng để bẫy bắt động vật rừng tại khu vực rừng có quy định cấm săn bắt động vật rừng;

– Đưa súc vật kéo, mang dụng cụ, công cụ để khai thác gỗ và thực vật rừng ngoài gỗ vào rừng;

– Chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng;

– Lập lán, trại trong rừng đặc dụng mà không được phép của chủ rừng;

– Chủ rừng không thực hiện trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp sau khi khai thác trắng với diện tích từ 01 ha đến dưới 03 ha.

Hành vi đốt lửa lấy mật ong bị pháp luật nghiêm cấm vì tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao.

Phạt tiền từ 1 triệu đến 1 triệu 5 trăm nghìn đồng đối với một trong các hành vi sau:

– Tổ chức đưa người vào nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo, thu thập mẫu vật, nguồn gen sinh vật mà không được phép của chủ rừng;

– Mang 10 dụng cụ trở lên vào rừng để bẫy bắt động vật rừng tại khu rừng có quy định cấm săn bắt động vật rừng;

– Sử dụng công cụ săn bắt động vật rừng ở những khu rừng có quy định cấm săn bắt; mang các loài vật nuôi vào rừng phục vụ săn bắt động vật rừng khi chưa được chủ rừng cho phép;

– Đưa phương tiện, công cụ vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng khi chưa được chủ rừng cho phép;

– Quảng cáo để kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng và sản phẩm của chúng trái quy định của pháp luật;

– Chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trong rừng mới trồng, đang trong thời kỳ chăm sóc;

– Chủ rừng không thực hiện trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp sau khi khai thác trắng với diện tích từ 03 ha đến dưới 10 ha.

Phạt tiền từ 1 triệu 5 trăm nghìn đến 3 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

– Sử dụng lửa không đúng quy định của pháp luật trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng;

– Đốt lửa, sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng, lấy mật ong, lấy phế liệu chiến tranh;

– Không tổ chức huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng;

– Không bảo đảm kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước;

– Không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng khi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt ở những công trình, công trường và nhà ở được phép bố trí ở trong rừng;

– Không thực hiện đúng quy định pháp luật về sử dụng lửa khi đốt nương, rẫy, đồng ruộng, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng;

– Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy vào rừng trái quy định của pháp luật; làm hầm, lò để đốt than trái phép trong rừng;

– Chủ rừng không thực hiện trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp sau khi khai thác trắng với diện tích 10 ha trở lên.

Như vây, hành vi chăn thả gia súc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng sẽ bị phạt từ 5 trăm đến 1 triệu đồng; nếu chăn thả gia súc trong rừng mới trồng, đang trong thời kỳ chăm sóc sẽ bị phạt từ 1 triệu đến 1 triệu 5 trăm nghìn đồng.

Riêng hành vi đốt lửa, sử dụng lửa để lấy mật ong sẽ bị phạt từ 1 triệu 5 trăm nghìn đến 3 triệu đồng.

Xin lưu ý, ngoài những mức phạt trên, nếu hành vi chăn thả gia súc, đốt lửa lấy mật ong gây thiệt hại đến rừng hoặc làm cháy rừng, người thực hiện hành vi sẽ bị xử phạt với các mức phạt khác tuỳ theo mức độ và hậu quả vi phạm.

Bạn cũng có thể thích