Đồng Nai: Nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi trường của “núi” nhựa tại xưởng tái chế thuộc xã Gia Tân 2

Đồng Nai: Nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi trường của “núi” nhựa tại xưởng tái chế thuộc xã Gia Tân 2

Trong nhiều ngày qua, trong vai người mua hàng để thâm nhập vào một xưởng nhựa tại xã Gia Tân 2, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Qua quá trình thâm nhập và quan sát thực tế, những vấn đề nghiêm trọng tại xưởng nhựa này đã được phơi bày.

tm-img-alt

Xưởng nhựa nằm tại tờ bản đồ số 25, thửa đất số 5; 317; 353 và tờ bản đồ số 21, thửa đất số 454; 455; 155; 241. Diện tích xây dựng của xưởng phần lớn trên đất nông nghiệp. Xưởng được lắp đặt nhiều máy băm xay hoạt động liên tục với công suất lớn, gây ra tiếng ồn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân xung quanh.

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
Chai lọ nhựa chất thành “núi” được lắp đặt nhiều máy băm xay hoạt động liên tục với công suất lớn gây ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm môi trường

Nằm trong khu dân cư đông đúc, xưởng nhựa này không chỉ gây tiếng ồn mà còn gây ô nhiễm môi trường. Chai lọ, vật dụng nhựa chất thành núi, nằm ngổn ngang và nhếch nhác, gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC).

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
Chai nhựa chất thành đống, nhếch nhác gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC).

Ngoài ra, một phần diện tích đất nằm trong hành lang điện cao thế và một số diện tích cũng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chất thải từ việc tẩy rửa phế liệu không qua hệ thống xử lý mà làm đường nước ngầm chảy trực tiếp ra ngoài. Nước thải, hoá chất từ đó cũng sẽ ngấm vào trong mạch nước ngầm và đất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và đất canh tác của người dân xung quanh.

tm-img-alt
tm-img-alt
Nguồn nước đen kịt từ việc xả thải của xưởng nhựa 

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Thanh Long, Phó chủ tịch UBND xã Gia Tân 2 cho biết: Từ cuối năm 2023 đầu năm 2024, xã đang tích cực rà soát và xử lý các vấn đề xả thải. Mục tiêu của chúng tôi là giảm thiểu việc xả thải trái phép trên địa bàn. Theo thống kê, hiện trên địa bàn xã chỉ còn 2-3 trường hợp xả thải như vậy. Riêng trường hợp mà PV phản ánh thì hiện tại đất tại khu vực này chưa được chuyển đổi làm nhà xưởng, chưa có giấy phép xây dựng, phương án phòng cháy chưa có, giấy phép môi trường cũng chưa được cấp. Ông Long còn cho biết thêm, UBND xã kiên quyết kiến nghị di dời cơ sở tái chế, băm rửa phế liệu trên ra khỏi khu dân cư vì ngoài giấy phép đăng ký kinh doanh thì không có bất kỳ giấy tờ gì liên quan tới việc kinh doanh tái chế phế liệu của cơ sở này. 

Chị Bình, một người dân sống gần khu vực xưởng nhựa, bức xúc chia sẻ: “Trước đây, người dân ở đây đã làm đơn khiếu nại đến các cơ quan chính quyền, nhưng mãi không có phản hồi. Khói thải được xả cả ngày lẫn đêm, nhưng ban đêm xả nhiều hơn, ban ngày xả ít hơn. Ban đêm không ai dám ra ngoài. Sợ nếu hít khói lâu ngày sẽ bị ung thư, nhưng giờ không làm gì được cả. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên xã nhưng cũng không giải quyết được, khổ lắm…”

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
Các chất thải rắn từ quá trình sản xuất không được xử lý theo quy trình mà bị chất thành đống rồi đốt

Quá trình tái chế nhựa tại xưởng này còn thải ra các chất thải khí, khói đen đậm đặc, được xả thẳng ra môi trường. Không chỉ có vậy, các chất thải rắn từ quá trình sản xuất không được xử lý theo quy trình mà bị chất thành đống rồi đốt, gây nguy cơ cháy nổ. Khí đốt từ chất thải nhựa bốc mùi hôi thối và độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân trong khu vực, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp.

tm-img-alt
Khói đen đậm đặc, được xả thẳng ra môi trường

Tình trạng ô nhiễm và nguy cơ cháy nổ tại xưởng nhựa Gia Tân 2 không chỉ là vấn đề của riêng khu vực này mà còn là vấn đề đáng báo động về công tác quản lý và bảo vệ môi trường.

Thiết nghĩ, UBND huyện Thống Nhất, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai và các ngành chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành đúng với các quy định của Luật Bảo vệ môi trường đối với các cơ sở kinh doanh thu mua, tái chế, sản xuất nhựa trên.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích