Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần làm gì để tăng năng suất sau ảnh hưởng của đại dịch?

Tuy nhiên, đại dịch cũng có thể tạo ra cơ hội nâng cao năng suất như thay đổi về tổ chức, quản lý và công nghệ cho các hoạt động kinh doanh, hoạt động giáo dục, định hình lại chuỗi giá trị toàn cầu theo hướng đa dạng hóa cao hơn, thay đổi phương pháp trao đổi thông tin, giao dịch thương mại và giao tiếp xã hội.

Các hành động khắc phục hậu quả của đại dịch Covid-19 đã được Chính phủ thực hiện hiệu quả như tăng đầu tư công và kích thích đầu tư tư nhân, triển khai các gói hỗ trợ sản xuất và đời sống. Mặc dù ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, nhưng cuối năm 2021, nền kinh tế đã có những dấu hiệu khả quan: vốn đầu tư trong nước tăng, kinh tế tư nhân tăng, trong đó đầu tư nhà nước cũng tăng mạnh, vốn đầu tư nước ngoài vẫn duy trì được như năm trước cho thấy môi trường đầu tư luôn được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đánh giá cao.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần làm gì để tăng năng suất sau ảnh hưởng của đại dịch?

 Đại dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp rất nhỏ.

Ở nước ta, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 98,1% trong tổng số doanh nghiệp. Mặc dù số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa đông đảo, song quy mô doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỉ lệ rất lớn, số doanh nghiệp quy mô vừa chỉ chiếm 1,6% tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính bởi quy mô nhỏ nên hoạt động của khu vực doanh nghiệp này đang gặp nhiều khó khăn, nhất là khi đại dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng.

Cụ thể như: Phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại và phát triển tự phát, nhỏ lẻ; Thiếu sự liên kết về kinh tế và kỹ thuật; Thiếu kinh nghiệm quản trị điều hành; Trình độ quản lý và năng lực tài chính yếu, thị trường nhỏ hẹp và năng lực cạnh tranh chưa cao; Còn gặp khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại, phục vụ sản xuất, kinh doanh; Khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường yếu.

Thế mạnh của doanh nghiệp nhỏ và vừa là thu hồi vốn nhanh, hiệu quả; bộ máy tổ chức, quản lý sản xuất gọn nhẹ; có khả năng thâm nhập những thị trường ngách và lĩnh vực sản xuất kinh doanh có lợi nhuận không cao; khả năng ứng biến linh hoạt. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã khiến cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa lâm vào hoàn cảnh khó khăn, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Doanh thu của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm, trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ giảm nhiều nhất, tiếp đến là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn.

 Để thoát khỏi khó khăn sau đại dịch, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần không ngừng áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo vào sản xuất.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có nhiều lợi thế về kinh doanh, phạm vi thị trường, khách hàng để tham gia vào hoạt động thương mại trong nước, khu vực và quốc tế. Để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động, doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, áp dụng đổi mới sáng tạo trong thiết kế sản phẩm, quy trình sản xuất, quản lý quá trình, trong đó, coi trọng đầu tư cho khoa học công nghệ, thay đổi phương thức kinh doanh truyền thống sang chuyển đổi số, thương mại điện tử. Đây là mấu chốt giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và tận dụng cơ hội để phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh.

Các chuyên gia của Viện Năng suất Việt Nam (Tổng cục TCĐLCL) đề xuất phương án giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa vực dậy sau đại dịch như: Tiếp tục sử dụng hiệu quả các gói hỗ trợ hiện có, điều chỉnh gói hỗ trợ phù hợp với nhu cầu thực tế, đúng mục đích sử dụng; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, thúc đẩy môi trường thể chế và kinh tế vĩ mô thân thiện với tăng trưởng năng suất;

Xu hướng tự động hóa và số hóa ngày càng tăng đòi hỏi các biện pháp cải thiện trình độ và kỹ năng của lực lượng lao động tiếp nhận công nghệ mới đồng thời đảm bảo an sinh xã hội đầy đủ cho người lao động khi chuyển đổi việc làm; Thúc đẩy năng suất doanh nghiệp, một phần thông qua đào tạo tại chỗ và nâng cao năng lực quản lý; tăng cường tiếp xúc với thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài; tái phân bổ nguồn lực cho các lĩnh vực năng suất cao hơn; tìm cách đa dạng hóa sản xuất, cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô và thể chế.

Nam Dương

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích