Đô thị và những dòng sông – Trường hợp thành phố Hà Nội bên dòng sông Cái

Đô thị và những dòng sông – Trường hợp thành phố Hà Nội bên dòng sông Cái

Trên thế giới và ở Việt Nam có nhiều thành phố tuyệt đẹp. Một số thành phố có thương hiệu tuyệt sắc gắn với dòng sông.

1. Đặt vấn đề

Trên thế giới và ở Việt Nam có nhiều thành phố tuyệt đẹp. Nó đẹp không phải chỉ vì có một ý tưởng qui hoạch tốt, một cấu trúc không gian đô thị hoàn chỉnh, có những công trình kiến trúc ấn tượng, độc đáo, để đời…mà nó còn sở hữu một hệ cấu trúc không gian tự nhiên tuyệt đẹp, quyến rũ…như địa hình, cây xanh, mặt nước…(Đồi núi, rừng, biển, hồ và những con sông)…

Một số thành phố có thương hiệu tuyệt sắc gắn với dòng sông trên thế giới và Việt Nam. Nhiều người cho rằng Praha của Séc với “thương hiệu” là “Charming” (Duyên dáng), Vienna của Áo là “Elegant” (Thanh lịch) còn Budapest của Hungari là “Magnificent” (Tráng lệ).

Budapest của Hungary không lớn, nếu không nói là nhỏ với dân số chỉ dưới 2 triệu dân, nhưng Budapest mang trong mình một ký ức đáng ngưỡng mộ với những thăng trầm lịch sử và cả những di sản đáng tự hào. Budapest là “Paris của phía Đông”; “Trái tim của châu Âu” hay “Nữ hoàng của dòng sông Danube”.

Thành phố Budapest, Hungary bên dòng sông Danube (Inter)
Thành phố Budapest, Hungary bên dòng sông Danube (Inter)

Vienna là thủ đô của nước Cộng hòa Áo, rộng khoảng 440km2 với dân số khoảng gần 8 triệu người – nằm ở Đông Bắc nước Áo, dưới chân núi Alps. Dòng sông Danube trong xanh êm đềm chảy qua thành phố, khu rừng Vienna xanh tươi bao bọc thành phố khiến nơi đây trở thành địa điểm lý tưởng tạo cảm hứng cho các nhà sáng tạo nghệ thuật. Vienna được xem là thành phố của âm nhạc, những nhạc sĩ thiên tài như Mozart, Beethoven, Gluck, Haydn, Schubert và Johans Straus…đều cùng chung một quê hương, đó chính là Vienna.

Thủ đô Viên nằm ở Đông Bắc nước Áo, nằm dưới chân núi Anpơ, bên bờ sôngĐanup thơ mộng
Thủ đô Viên nằm ở Đông Bắc nước Áo, nằm dưới chân núi Anpơ, bên bờ sôngĐanup thơ mộng

Thành phố Đài Bắc – Đài Loan, có dòng sông Tamshui chảy qua. Chính quyền thành phố đã thực hiện dự án Taipei’s “Blue Highway” River (Đại lộ sông xanh) để đưa dòng sông vào cấu trúc tổng thể đô thị và qui hoạch xây dựng cảnh quan đôi bờ sông thành những khu chức năng dịch vụ công cộng hữu ích, tạo bản sắc cho đô thị…

Thành phố Đài Bắc - Đài Loan
Thành phố Đài Bắc – Đài Loan
Đô thị và những dòng sông - Trường hợp thành phố Hà Nội bên dòng sông Cái - Tạp chí Kiến Trúc
Đô thị và những dòng sông - Trường hợp thành phố Hà Nội bên dòng sông Cái - Tạp chí Kiến Trúc

Thành phố Đà Nẵng, nơi con sông Hàn chảy qua – Thành phố có chất lượng sống tốt hàng đầu ở Việt Nam hiện nay.

Cảnh quan dọc bờ sông Hàn (Inter)
Cảnh quan dọc bờ sông Hàn (Inter)

Đà Nẵng dường như đã tiếp cận phương pháp Qui hoạch cấu trúc chiến lược trên cơ sở kết hợp các lí luận về qui hoạch chiến lược và qui hoạch cấu trúc để giải quyết các vấn đề văn hóa, thể chế và công nghệ, kết hợp với các vấn đề mang tính kinh tế – xã hội, sinh thái và không gian. Đây là một quá trình mang tính xã hội với mục tiêu định dạng không gian cho một tầm nhìn, bên cạnh các công việc cần giải quyết (mang tính hành động) ngắn và trung hạn. Phương pháp này bao gồm cả các yếu tố cộng đồng và sự hợp nhất đa ngành để giải quyết các vấn đề chung hoặc chuyên ngành của đô thị.

Cảnh quan đôi bờ sông Hương (Inter)
Cảnh quan đôi bờ sông Hương (Inter)

Thành phố Huế có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có đầy đủ các yếu tố phong thủy của một đế đô. Với cái nhìn nhân văn, Tổng giám đốc UNESCO, Ông Amadu – Mata M’Bo đã nhận xét: “Những người đầu tiên xây dựng Huế đã có dụng ý đóng khung Huế trong phong cảnh kì diệu từ núi Ngự Bình đến đồi Vọng Cảnh, đến phá Tam Giang và phá cầu Hai. Và chính nhờ thế, họ đã sáng lập ra một kiến trúc tinh vi, trong đó mỗi nhân tố đều bắt nguồn từ cảm ứng, từ thiên nhiên gần gũi. Thành phố Huế chính là nghệ thuật được vẻ đẹp thiên nhiên bổ sung, tô điểm thêm”. Trong đó, vị trí, vai trò, cảnh quan đặc sắc của dòng sông Hương là vô cùng quan trọng.

Cảnh quan dọc bờ sông Hàn (Inter)
Cảnh quan dọc bờ sông Hàn (Inter)

Tuy nhiên, cũng không hẳn thành phố nào sở hữu một dòng sông cũng có khả năng đưa dòng sông ấy vào trong cấu trúc đô thị, coi dòng sông là trục cảnh quan chính, khai thác tạo dựng được kiến trúc cảnh quan đẹp đôi bờ… để đô thị long lanh, quyến rũ hơn, có chất lượng hơn…: Mặc dù hệ thống đô thị Việt Nam từ ngày đầu tạo dựng đã luôn gắn với dòng sông theo cái cách “Nhất cận Thị, nhì cận Giang”. Dòng chảy các con sông là giao thông chính lúc bấy giờ, nhất là dọc theo các dòng sông đều có hệ thống đê để ngăn lũ, lụt… Và dường như phần lớn các đô thị đều chỉ phát triển lệch về một bên sông…Cũng do nhu cầu phát triển đô thị chưa cao, nền kinh tế khó khăn, khoa học công nghệ lạc hậu, đặc biệt chế độ dòng chảy, điều kiện thủy văn sông ngòi Việt Nam có nhiều điểm khó khăn, khó cho việc phát triển…Tất cả đều là những rào cản khó vượt qua để đô thị vươn sang đôi bờ.

TP. Huế – Định hướng phát triển không gian (Viup 1997 – 2020)Hình ảnh sông Hương phía thượng nguồn (Inter)
TP. Huế – Định hướng phát triển không gian (Viup 1997 – 2020)Hình ảnh sông Hương phía thượng nguồn (Inter)

Thành phố Bắc Giang là trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh Bắc Giang; có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng; đô thị cửa ngõ, trung tâm đầu mối phía Đông Bắc của vùng thủ đô Hà Nội với các ngành kinh tế chủ đạo: Dịch vụ trung chuyển, dịch vụ thương mại tổng hợp, đào tạo, dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, du lịch – nghỉ dưỡng…Có tuyến đường sông nối thành phố với các trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch lớn như Phả Lại, Côn Sơn – Kiếp Bạc, Yên Tử, Hải Phòng…

TP. Bắc Giang – Định hướng phát triển không gian (Viup)
TP. Bắc Giang – Định hướng phát triển không gian (Viup)

Trong qui hoạch tổ chức không gian (2013), dòng sông Thương cũng là điểm nhấn trong cấu trúc không gian tổng thể… đưa yếu tố cảnh quan sông nước vào không gian đô thị…

Thành phố Quảng Ngãi với sông Trà Khúc, trong qui hoạch định hướng phát triển không gian (2010) cũng cố gắng vươn sang bờ Bắc với ý tưởng – Thành phố hai bên sông…

Thành Phố Quảng Ngãi – Khu vực phát triển cũ – Nam sông Trà Khúc
Thành Phố Quảng Ngãi – Khu vực phát triển cũ – Nam sông Trà Khúc
Thành phố Quảng Ngãi – Định hướng phát triển không gian (Viup - 2010)
Thành phố Quảng Ngãi – Định hướng phát triển không gian (Viup – 2010)

Thành phố Quảng Ngãi là thành phố đô thị tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Ngãi. Là một trong những trung tâm kinh tế khu vực miền Trung về công nghiệp chế biến, gia công, thương mại, dịch vụ, du lịch. Là đầu mối giao thông quan trọng của khu vực. Dự kiến đến năm 2030, dân số toàn thành phố là 357.100 người, trong đó dân số đô thị là 299.400 người. Năm 2015 dự kiến diện tích đất xây dựng đô thị sẽ đạt khoảng 4.238ha, trong đó đất dân dụng khoảng 1.831ha. Đến năm 2030 dự kiến diện tích đất xây dựng sẽ đạt khoảng 5.160ha, trong đó đất dân dụng khoảng 2.365ha.

2. Bài học về sự thành công của các đô thị có “thương hiệu: gắn với dòng sông

Dòng sông có vị trí, điều kiện tự nhiên (Địa hình, cảnh quan, môi trường…), chế độ thủy văn thuận lợi;

Có ý tưởng qui hoạch tổ chức không gian đô thị tốt; xác định được vai trò, vị thế của dòng sông trong tổng thể cấu trúc không gian đô thị;

Coi dòng sông là một trong những trục cảnh quan chính đô thị, khai thác được tiềm năng lợi thế của dòng sông… phục vụ nâng cao chất lượng, bản sắc không gian đô thị;

Có các giải pháp phù hợp về qui hoạch, thiết kế đô thị, các giải pháp về qui hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kĩ thuật đảm bảo tôn trọng điều kiện tự nhiên, chế độ thủy văn của dòng sông và khu vực;

Có qui hoạch và kế hoạch phát triển phù hợp…;

Có tiềm năng nguồn lực, trình độ KHCN;

Có đội ngũ lãnh đạo tâm huyết, đội ngũ CB có trình độ chuyên môn;

Có sự tham gia tích cực của cộng đồng…

3. Trường hợp thành phố Hà Nội bên dòng sông Cái

Sông Hồng (còn gọi là sông Cái, sông Thao, Nhị Hà, Nhĩ Hà) là con sông có tổng chiều dài 1.149 km bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc chảy qua miền Bắc Việt Nam và đổ ra vịnh Bắc Bộ, trên đất Việt Nam dài 510 km. Đây là dòng sông quan trọng của nền văn hóa lúa nước Việt Nam.

Sông Hồng chảy vào Hà Nội từ xã Phong Vân, huyện Ba Vì. Sau khi uốn vòng lên phía Bắc, bao quanh bậc thềm Cổ Đô, Tản Hồng thì hướng về phía Đông rồi Nam đến hết xã Quang Lãng huyện Phú Xuyên là hết địa phận Hà Nội khoảng 120km.

Đô thị và những dòng sông - Trường hợp thành phố Hà Nội bên dòng sông Cái - Tạp chí Kiến Trúc

Hà Nội với sông Hồng, đã trên ngàn năm tuổi. Cũng đã bao thế hệ khát khao ước mơ dòng sông Hồng trở thành trục cảnh quan chỉnh giữa lòng thủ đô. Qui hoạch 1998, 2011 đã vươn sang bờ Bắc sông. Nhưng thực tế đoạn chảy qua thành phố vẫn hoang vu, cỏ dại mọc um tùm, mặc dù đã có những chiếc cầu mới bắc ngang sông…

Cảnh quan ven sông Hồng
Cảnh quan ven sông Hồng
Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Chiến lược phát triển quy hoạch đô thị hai bên bờ sông Hồng tại Hà Nội: Đoạn từ cầu Thăng Long đến cầu Long Biên” do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ (Viện QHXD Hà Nội)tại Hà Nội: Đoạn từ cầu Thăng Long đến cầu Long Biên” do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ (Viện QHXD Hà Nội)
Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Chiến lược phát triển quy hoạch đô thị hai bên bờ sông Hồng tại Hà Nội: Đoạn từ cầu Thăng Long đến cầu Long Biên” do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ (Viện QHXD Hà Nội)

Mới đây, UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đồ án Quy hoạch Phân khu đô thị sông Hồng, tỉ lệ 1/5000, với quy mô gần 11.000ha, thuộc địa giới hành chính của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, Đan Phượng, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Thường Tín và Thanh Trì. Phân khu quy hoạch có diện tích gần 11.000ha, trong đó sông Hồng chiếm 3.600ha (33%), đất bãi sông trên 5.400ha (50%). Phân khu đô thị sông Hồng có chức năng chính là không gian thoát lũ sông Hồng. Phần diện tích còn lại là khu vực đã xây dựng gồm các khu làng xóm có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời như xã Bát Tràng, Văn Khê, Tráng Việt; các khu phố ngoài đê như Quảng An, Tứ Liên, Yên Phụ, Phúc Xá.

Đô thị và những dòng sông - Trường hợp thành phố Hà Nội bên dòng sông Cái - Tạp chí Kiến Trúc

Phân đoạn từ cầu Hồng Hà tới cầu Thăng Long: Khu vực này được định hướng phát triển công viên chuyên đề với mô hình trang trại sinh thái và nông nghiệp đô thị phục vụ du lịch và các khu vực đa chức năng gắn với các hoạt động thương mại, dịch vụ, vận chuyển (cụm cảng Chèm);

Phân đoạn từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì: Khu vực này được định hướng là khu vực đa chức năng, với các công trình công cộng văn hóa, thương mại dịch vụ và các không gian cảnh quan thúc đẩy tiện nghi giải trí của đô thị ở khu vực bãi giữa, trục không gian lịch sử liên kết khu vực hồ Tây – Cổ Loa;

Phân đoạn từ cầu Thanh Trì đến cầu Mễ Sở: Khu vực này được định hướng bảo tồn và khôi phục các giá trị tự nhiên và văn hóa phục vụ du lịch và phát triển các khu vực đa chức năng gắn với các hoạt động thương mại, dịch vụ, vận chuyển (cảng Thanh Trì, Bát Tràng), làng nghề Bát Tràng;

Ngoài ra, Hà Nội đã nghiên cứu quy hoạch 8 bãi sông Hồng. Trong đó, 6 khu vực được nghiên cứu xây dựng mới với tỉ lệ 5% (khoảng 1.590ha) gồm: Thượng Cát – Liên Mạc, Hoàng Mai – Thanh Trì, Chu Phan – Tráng Việt, Đông Dư – Bát Tràng, Kim Lan – Văn Đức.

Đô thị và những dòng sông - Trường hợp thành phố Hà Nội bên dòng sông Cái - Tạp chí Kiến Trúc

Bãi Giữa sông Hồng được đề xuất làm công viên văn hóa, du lịch…gắn với việc bảo tồn, phát huy giá trị cầu Long Biên – Biểu tượng văn hoá, lịch sử của Thủ đô Hà Nội.

Đô thị và những dòng sông - Trường hợp thành phố Hà Nội bên dòng sông Cái - Tạp chí Kiến Trúc

Đây là bước đột phá trong tư duy quyết đưa dòng sông Cái – Dòng sông của nền văn minh sông Hồng, của dòng chảy văn hoá, lịch sử thực hiện sứ mạng là trục cảnh quan không gian đặc trưng cây xanh, mặt nước, văn hóa, lịch sử, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm thành phố…Là trục không gian hành trình di sản sông Hồng và các điểm di tích liên vùng từ Phú Thọ – Hà Nội – Hưng Yên…Điểm nhấn trên trục sông Hồng là cầu Long Biên – Di sản đô thị Hà Nội sẽ được cải tạo chuyển thành không gian đi bộ, biểu diễn, triển lãm, tổ chức sự kiện văn hóa, festival du lịch…được kết nối với Bãi Giữa sông Hồng để tạo nên tổng thể một công viên lịch sử, văn hóa, du lịch của Hà Nội Văn hiến – Văn minh – Hiện đại tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Đô thị và những dòng sông - Trường hợp thành phố Hà Nội bên dòng sông Cái - Tạp chí Kiến Trúc

TS. KTS Trương Văn Quảng 
(Hội thảo khoa học Đề án xây dựng Công viên văn hóa cảnh quan Bãi Giữa sông Hồng Tầm nhìn và giải pháp)

Tài liệu tham khảo

Tạp chí Kiến trúc số 1+2/2016

Các đồ án QHC TP. Đà Nẵng; TP Huế; TP Quảng Ngãi, TP Bắc Gaing…(VIUP)/1998; 2005; 2010;2015

Development and Urban Form of Taipei City (Department of Urban Development Taipei City Government);

Kỷ yếu Hội thảo “Đổi mới sáng tạo trong quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị cầu Long Biên”

Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (Quyết định số 1045 QĐ-UBND, ngày 31/3/2022)

Wikipedia tiếng Việt…

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích