Định lượng các chất ô nhiễm hữu cơ có trong đất

Một tiêu chuẩn quốc tế ASTM mới sẽ cung cấp một phương pháp thử nghiệm liên quan đến việc định lượng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Tiêu chuẩn (D8460) được phát triển bởi ủy ban đất và đá của ASTM (D18).

Tiêu chuẩn sẽ giúp xác định một cách thực tế để thực hiện các phép phân tích định lượng bằng bộ theo dõi nguồn liên tục. Theo Chủ tịch ASTM, ông Lorne Everett, tiêu chuẩn D18.21.02 này mở rộng các phương pháp có sẵn trong các môi trường cần xác định các khí thải có độc tính cao. Các trường hợp được sử dụng tiêu chuẩn bao gồm cả khí ô nhiễm từ hợp chất có thể xâm nhập vào các tòa nhà, những nơi dễ tồn đọng các chất gây ô nhiễm, ngăn chặn sự phát triển cũng như tái sử dụng đất. 

Tiêu chuẩn này sẽ giúp các nhà sản xuất có thể dễ dàng nhận biết chất lượng đất

Ông Everett cho biết: “Hiện tại, tiêu chuẩn đang được xây dựng dựa trên các phương pháp tiếp cận lượng hợp chất hữu cơ, ngoài ra, phương pháp này có thể tính trung bình lượng khí thải và cho ra kết quả phản ánh các nguy cơ sức khỏe cấp tính. “ Ngoài ra, tiêu chuẩn này còn giúp các cơ quan quản lý có khả năng kiểm tra phát thải khí thải ở mức siêu nhỏ (mà gần như mắt thường không thể nhìn thấy) mà không cần dựa vào kết quả trung bình, các giới hạn quy định sẽ được sửa đổi trong tiêu chuẩn ở tương lai gần.”

Ông Everett cũng cho biết: “Đây là một công nghệ đột phá cung cấp khả năng phân tích cực nhanh đối với một loạt các chất gây ô nhiễm trong phạm vi lớn. “Lợi ích của tiêu chuẩn này giúp cho các nhà phát triển và nhà thầu một cách tiếp cận mới gần với thực tế hơn. Với khả năng giám sát tại chỗ trong thời gian ngắn, các nhà thầu và nhà phát triển có thể áp dụng kỹ thuật này tại hiện trường và có kết quả tức thì cho dù mức độ ô nhiễm đã được loại bỏ thành công hay chưa. ”

Được biết, các hợp chất hữu cơ (organic compound) là một lớp lớn các hợp chất hoá học. Mà các phân tử của chúng có chứa cacbon. Tuy nhiên ngoại trừ các cacbua, cacbonat, cacbon ôxít (mônôxít và điôxít) và xyanua.

Nguồn gốc của các hợp chất hữu này có thể có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc do các phản ứng nhân tạo. Thế nhưng, phần lớn các hợp chất tinh khiết sẽ được sản xuất nhân tạo. Tuy nhiên, thuật ngữ “hữu cơ” cũng được sử dụng để miêu tả các sản phẩm được sản xuất mà không có các hóa chất nhân tạo.

Trước đó, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế đã xây dựng một tiêu chuẩn ISO 14507: 2003 Chất lượng đất – Tiền xử lý mẫu để xác định các chất ô nhiễm hữu cơ. Tiêu chuẩn quy định ba phương pháp xử lý sơ bộ mẫu đất trong phòng thí nghiệm trước khi xác định các chất ô nhiễm hữu cơ:

Nếu các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi cần được đo; nếu cần đo các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi đến không bay hơi, nếu kết quả của phép phân tích tiếp theo phải chính xác và có thể tái lập được, và nếu mẫu chứa các hạt lớn hơn 2 mm và / hoặc chất gây ô nhiễm phân bố không đồng nhất; nếu các hợp chất hữu cơ không bay hơi cần được đo và quy trình chiết quy định mẫu ẩm tại hiện trường, hoặc nếu các hạt lớn nhất của mẫu nhỏ hơn 2 mm và chất gây ô nhiễm được phân bố đồng nhất. Quy trình này cũng có thể áp dụng nếu chấp nhận được độ chính xác và độ lặp lại giảm.

Còn tại Việt Nam cũng đã ban hành một số tiêu chuẩn về xác định ô nhiễm chất hữu cơ trong đất. Điển hình là tiêu chuẩn TCVN 8884:2011 ISO 14507:2003: Chất lượng đất – Xử lý sơ bộ mẫu để xác định chất ô nhiễm hữu cơ. Và tiêu chuẩn TCVN 8884:2011 Xử lý đất để xác định chất ô nhiễm hữu cơ trong đất

 Bảo Linh

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích