Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4, L5 không phẫu thuật được không?
Ngày nay, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4, L5 trở thành căn bệnh xương khớp phổ biến hàng đầu. Bệnh gây ra các cơn đau, ảnh hưởng vận động, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.
Về lâu dài, nếu không được điều trị, thoát vị đĩa đệm L4, L5 có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Với sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ Paul – Giám đốc trung tâm trị liệu thần kinh cột sống Maple Healthcare, sẽ giúp độc giả hiểu hơn về bệnh này nhằm phát hiện và điều trị kịp thời, đặc biệt là với các biện pháp không phẫu thuật.
Triệu chứng cảnh báo thoát vị đĩa đệm L4, L5
Đốt sống L4, L5 là hai đốt sống nằm ở vị trí thấp nhất của đốt sống lưng đóng một vai trò quan trọng là nâng đỡ cơ thể, chịu áp lực trọng tải của cơ thể hoặc một số tác động từ bên ngoài tới cột sống.
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là tình trạng các nhân nhầy bên trong đĩa đệm đốt sống L4 L5 bị thoát ra bên ngoài gây chèn ép, tổn thương các dây thần kinh xung quanh. Từ đó gây ra các cơn đau nhức. Cụ thể, thoát vị đĩa đệm L4 L5 có các biểu hiện điển hình.
Cơn đau tại vùng thắt lưng: Biểu hiện đầu tiên của bệnh. Cơn đau xuất phát ở vùng thắt lưng, đau dữ dội, đau nhói hoặc có thể âm ỉ kéo dài. Cơn đau tăng lên khi người bệnh làm việc gắng sức.
Đau hông, đùi, chân: Cơn đau từ vùng thắt lưng lan tỏa xuống phần thân dưới (mông, đùi, chân) có thể chạy dọc xuống bàn chân theo đường đi của rễ thần kinh tọa.
Tê hoặc ngứa ran: Đây là triệu chứng khá thường gặp của bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống L4 L5. Tê bì, ngứa ran thường diễn ra vào buổi sáng – khi bệnh nhân mới ngủ dậy, cảm giác tăng lên khi thay đổi thời tiết đột ngột.
Suy giảm khả năng vận động: Bệnh nhân có thể bị cứng khớp khi nằm, ngồi, đứng ở một tư thế quá lâu. Đặc biệt là khi thức dậy vào buổi sáng. Cứng khớp khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận động, di chuyển.
Biến chứng của thoát vị đĩa đệm L4, L5
Bác sĩ Paul cho biết, thoát vị đĩa đệm L4, L5 không chỉ là nguyên nhân gây ra các cơn đau, làm giảm khả năng vận động của cơ thể mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách.
Tê yếu hai chi dưới: Đây là biến chứng thường gặp của những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm L4, L5. Nguyên nhân là đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí, gây tổn thương vùng cột sống thắt lưng. Đồng thời chèn ép không cho máu lưu thông đến các cơ, khiến hai chi dưới của cơ thể bị thiếu dinh dưỡng gây tê yếu. Về lâu dài, cơ bị teo dần, người bệnh mất khả năng vận động và sinh hoạt khó khăn.
Mất cảm giác, bại liệt: Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh nên bệnh nhân có thể gặp tình trạng mất cảm giác, đau và khó cử động ở vùng lưng, tay chân…. Nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến teo cơ, thậm chí bại liệt.
Không tự chủ được đại tiểu tiện: Thoát vị đĩa đệm cột sống L4, L5 khiến các dây thần kinh ở vùng thắt lưng bị chèn ép dẫn đến hiện tượng rối loạn cơ tròn- dẫn đến tình trạng tiêu tiểu không kiểm soát.
Theo bác sĩ Paul, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4, L5 thường gặp ở những người lớn tuổi. Vì căn bệnh liên quan đến yếu tố tuổi tác. Khi cơ thể bị lão hóa, đĩa đệm và cột sống bị thoái hóa, xơ cứng và dễ bị thương tổn, lệch khỏi vị trí ban đầu. Tuy vậy, ngày nay, có rất nhiều người trẻ cũng mắc căn bệnh này. Có thể thấy, thoát vị đĩa đệm L4, L5 có rất nhiều nguyên nhân khác nhau như hoạt động sai tư thế khiến cho đĩa đệm chịu áp lực cơ thể, gây tổn thương; tai nạn, chấn thương do lao động hoặc thể thao ở vùng lưng làm cho xương khớp, đĩa đệm bị lệch.
Thoái hóa cột sống thắt lưng L4, L5 có liên quan đến yếu tố di truyền cũng như các bệnh lý bẩm sinh mắc phải ở vùng cốt sông như: gù, vẹo, thoái hóa cột sống… Thoát vị đĩa đệm cột sống cũng thường gặp ở những người lao động với đặc thù công việc thường xuyên phải đứng, ngồi lâu, vận động quá mức. Người thừa cân, cơ thể quá nặng khiến vùng xương khớp phải nâng đỡ, chịu áp lực lớn, trong đó có cột sống dễ bị tổn thương và lão hóa sớm.
Bác sĩ Paul cho biết thêm, thoát vị đĩa đệm cột sống L4 L5 là bệnh lý xương khớp được chẩn đoán thông qua triệu chứng lâm sàng và hình ảnh (X-quang, chụp CT, MRI, chụp cản quang).
Điều trị không phẫu thuật
Bác sĩ Paul cho hay, hiện nay, y học phát triển, có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống L4, L5, bao gồm: điều trị ngoại khoa, điều trị nội khoa bằng thuốc và các phương pháp điều trị không dùng thuốc, không phẫu thuật. Đặc biệt, với ưu điểm là an toàn, nhẹ nhàng, không đau và không có tác dụng phụ, các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4, L5 không dùng thuốc đang nổi lên với nhiều ưu thế.
Phương pháp đơn giản có thể thực hiện tại nhà như chườm nóng, chườm lạnh có tác dụng giảm đau tạm thời, làm dịu sưng viêm nhưng không mang lại hiệu quả vĩnh viễn, không phải là phương pháp điều trị chính.
Phương pháp cổ truyền là châm cứu có tác làm giảm các cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây nên. Massage với các động tác xoa bóp giúp giảm đau lưng cho bệnh nhân, nhưng chỉ giảm đau tạm thời.
Yoga với các bài tập điều tiết nhịp thở, thiền, vận động nhẹ nhàng giúp cơ thể cân bằng, cải thiện chức năng vận động và giảm đau lưng.
Ngoài ra còn có Chiropractic (Trị liệu thần kinh cột sống), người bệnh được các chuyên gia sử dụng lực và kỹ thuật bàn tay giúp nắn chỉnh đĩa đệm trở về vị trí ban đầu, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép từ đó giải phóng cơn đau và giúp cơ thể phục hồi chức năng vận động một cách tự nhiên.
Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu