Điều kiện lưu thông trên thị trường đối với với thiết bị điện và điện tử

Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện và điện tử theo QCVN 4:2009/BKHCN

Các thiết bị điện và điện tử quy định trong tại Phụ lục của QCVN 4:2009/BKHCN phải bảo đảm an toàn phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) tương ứng như sau:

– Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời phải phù hợp với quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699-2-35:2013 (IEC 60335-2-35:2012) về Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự – An toàn – Phần 2-35: Yêu cầu cụ thể đối với bình đun nước nóng nhanh.

– Dụng cụ điện đun nước và chứa nước nóng phải phù hợp với quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699-2-21:2013 (IEC 60335-2-21:2012) về Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự – An toàn – Phần 2-21: Yêu cầu cụ thể đối với bình đun nước nóng có dự trữ.

– Máy sấy tóc và các dụng cụ làm đầu khác phải phù hợp với quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5699-2-23:2007 (IEC 60335-2-23:2005) về thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự – an toàn – phần 2-23: yêu cầu cụ thể đối với thiết bị dùng để chăm sóc da hoặc tóc.

– Ấm đun nước phải phù hợp với quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699-2-15:2013 (IEC 60335-2-15:2012) về Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự – An toàn – Phần 2-15: Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị đun chất lỏng.

– Nồi cơm điện phải phù hợp với quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699-2-15:2013 (IEC 60335-2-15:2012) về Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự – An toàn – Phần 2-15: Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị đun chất lỏng.

– Quạt điện phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-80:2007 (IEC 60335-2-80:2005) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. An toàn. Phần 2-80: Yêu cầu cụ thể đối với quạt điện.

– Bàn là điện phải phù hợp với quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699-2-3:2010 (IEC 60335-2-3:2008) về Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự – An toàn – Phần 2-3: Yêu cầu cụ thể đối với bàn là điện.

– Lò vi sóng phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-25:2007 (IEC 60335-2-25: 2005) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. An toàn. Phần 2-25: Yêu cầu cụ thể đối với lò vi sóng, lò vi sóng kết hợp.

 Các thiết bị điện và điện tử. Ảnh minh hoạ

– Lò nướng điện, vỉ nướng điện (loại di động) phải phù hợp với quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699-2-9:2017 (IEC 60335-2-9:2016) về Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự – An toàn – Phần 2-9: Yêu cầu cụ thể đối với vỉ nướng, máy nướng bánh mỳ và các thiết bị nấu di động tương tự.

– Dây điện bọc nhựa PVC có điện áp danh định đến và bằng 450/750V phải phù hợp với quy định tại TCVN 6610-1:2007 (IEC 60227-1: 1998) Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750V.

Phần 1: Yêu cầu chung, TCVN 6610-3:2000 (IEC 60227-3: 1997) Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750V. Phần 3: Cáp không có vỏ bọc dùng để lắp đặt cố định, TCVN 6610-4:2000 (IEC 60227-4: 1992, Adm.1:1997) Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750V. Phần 4: Cáp có vỏ bọc dùng để lắp đặt cố định, TCVN 6610-5:2007 (IEC 60227-5:2003) Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750V. Phần 5: Cáp (dây) mềm.

– Dụng cụ điện đun nước nóng kiểu nhúng phải phù hợp với quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699-2-74:2010 (IEC 60335-2-74: 2009) về Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự – An toàn – Phần 2-74: Yêu cầu cụ thể đối với que đun điện.

– Dụng cụ pha chè hoặc cà phê phải phù hợp với quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699-2-15:2013 (IEC 60335-2-15:2012) về Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự – An toàn – Phần 2-15: Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị đun chất lỏng.

– Máy sấy khô tay phải phù hợp với quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699-2-23:2013 (IEC 60335-2-23:2012) về Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự – An toàn – Phần 2-23: Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị dùng để chăm sóc da hoặc tóc.

Điều kiện lưu thông trên thị trường

Các thiết bị điện và điện tử khi lưu thông trên thị trường phải có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; phải được chứng nhận hợp quy, mang dấu hợp quy (dấu CR) theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này và chịu sự kiểm tra trên thị trường của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Chứng nhận hợp quy đối với thiết bị điện và điện tử

(i) Thiết bị điện và điện tử phải được đánh giá, chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 “thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất” được quy định trong Phụ lục II của “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy” ban hành kèm theo Quyết định 24/2007/QĐ-BKHCN. Giấy chứng nhận hợp quy khi đánh giá theo phương thức 5 có giá trị hiệu lực không quá ba (3) năm.

(ii) Trường hợp thiết bị điện và điện tử nhập khẩu theo lô hàng chưa được đánh giá chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 quy định tại mục (i) phải được đánh giá chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 “thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hoá” được quy định trong Phụ lục II của “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy” ban hành kèm theo Quyết định 24/2007/QĐ-BKHCN. Giấy chứng nhận hợp quy khi đánh giá theo phương thức 7 chỉ có giá trị cho từng lô hàng nhập khẩu.

Bảo Lâm

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích