Điều chỉnh cơ cấu vốn, tăng tỉ trọng đầu tư nghiên cứu phát triển CNTT và công nghệ cao

Về quản lý đầu tư công, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025. Trong đó, về cơ cấu lại ngân sách nhà nước, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp các bộ, ngành và địa phương xây dựng Đề án Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý, phân bổ ngân sách nhà nước để đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và chủ động của ngân sách địa phương trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Rà soát tình hình thực hiện và xây dựng đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét. Nghiên cứu xây dựng các chính sách tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng bền vững, tăng tỉ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỉ trọng chi thường xuyên, hỗ trợ thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội; thực hiện nghiêm nguyên tắc chỉ vay nợ cho chi đầu tư phát triển.

Về xúc tiến đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài, cần tiếp tục tập trung mời gọi và xúc tiến nhà đầu tư trong và ngoài nước có tiềm lực, thương hiệu mạnh; ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ hiện đại, có hàm lượng trí thức cao, thân thiện với môi trường sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, có sản phẩm mang lợi thế cạnh tranh, ít sử dụng đất. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực, cơ chế chính sách đặc thù để thúc đẩy phát triển bền vững các khu công nghệ cao (CNC).

Tiếp tục nỗ lực ưu tiên thu hút dòng vốn FDI vào các ngành nghề đón đầu cách mạng 4.0: công nghệ ICT, kỹ thuật số, kỹ thuật nano, vật liệu. Tập trung tiếp cận và mời gọi các công ty xuyên quốc gia, các nhà đầu tư chiến lược, có năng lực về tài chính, công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Singapore và châu Âu nhằm đón đầu xu hướng dịch chuyển từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á trong bối cảnh Việt Nam đang triển khai thực hiện Hiệp định thương mại tự do EVFTA và căng thẳng thương mại Mỹ – Trung.

Xây dựng kế hoạch và triển khai có hiệu quả các hoạt động thúc đẩy nâng cao đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế

 Xây dựng kế hoạch và triển khai có hiệu quả các hoạt động thúc đẩy nâng cao đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế.

Xây dựng kế hoạch và triển khai có hiệu quả các hoạt động thúc đẩy nâng cao đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế. Gia tăng TFP đã góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế nhờ các giải pháp sử dụng hiệu quả vốn và lao động, ghi nhận sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế nhờ vào nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng trong thời gian qua. Chiến lược Phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030 của Đảng đã đề ra mục tiêu: “Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt 50%; Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 6,5%/năm”. Phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội nhấn mạnh “Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”.

Thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030, trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, góp phần nâng tỉ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân ứng dụng, đổi mới công nghệ. Hỗ trợ doanh nghiệp trích lập và sử dụng quỹ khoa học và công nghệ phục vụ đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp. Tăng cường kết nối, gắn kết với tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia, huy động được lực lượng trí thức hàng đầu đất nước ở các tổ chức khoa học và công nghệ để đồng hành, sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân và doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh được hội nhập và thành công. Thay đổi cơ cấu kinh tế, điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, từ đó tác động làm thay đổi và chuyển dịch cơ cấu lao động, góp phần tạo bứt phá để kinh tế, phát triển nhanh và bền vững. Tăng cường các chính sách và các chương trình chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp FDI nhằm nâng cao năng lực, trình độ của các doanh nghiệp trong nước.

Đồng thời xây dựng, thực thi các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao trình độ quản lý, trình độ lao động nhằm nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ. Tăng cường xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cho phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhất là đầu tư từ doanh nghiệp.

Chú trọng phát triển năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, là động lực chính của tăng trưởng kinh tế, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Tập trung vào nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ mới, tham gia các chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị gia tăng cao, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Có cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, ứng dụng công nghệ, đổi mới công nghệ.

 Có cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân ứng dụng, đổi mới công nghệ. 

Có cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, ứng dụng, đổi mới công nghệ. Hỗ trợ doanh nghiệp trích lập và sử dụng quỹ khoa học và công nghệ phục vụ đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp.

Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh, kết nối với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia và quốc tế, tiếp cận nhanh và tranh thủ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 36/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/01/2021 về ban hành Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 – 2030.

Sử dụng thật sự hiệu quả nguồn ngân sách cho lĩnh vực khoa học, công nghệ. Lựa chọn, tập trung hỗ trợ phát triển công nghệ mới, ưu tiên có khả năng ứng dụng, tạo giá trị gia tăng cao vào phát triển sản phẩm chủ lực của tỉnh. Đẩy mạnh hoạt động thông tin, thống kê khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng và hoạt động sở hữu trí tuệ để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và nhà sản xuất trên địa bàn.

Xây dựng chương trình hành động với các chỉ tiêu cụ thể để ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong mọi mặt hoạt động ở các cấp, các ngành và địa phương.

Nam Dương

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích