Điểm mới có lợi cho người mua nhà ở xã hội

Đây cũng là điểm mới so với quy định hiện hành tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP: Nếu bán nhà ở xã hội là căn hộ nhà chung cư thì người bán phải nộp cho ngân sách Nhà nước 50% tiền sử dụng đất được phân bổ cho căn hộ đó. Trong trường hợp bán nhà ở xã hội thấp tầng liền kề thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất.

Những thay đổi này được giới chuyên gia đánh giá là yếu tố có lợi cho người mua nhà. Kèm theo đó là các “điểm mở” trong những dự án Luật liên quan mới được thông qua cũng sẽ giúp nhà ở xã hội tăng tốc phát triển thời gian tới.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet.

Tại cuộc họp về dự thảo Nghị định Quản lý và phát triển nhà ở xã hội, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các bộ, ngành rà soát và xem xét kỹ trường hợp bán nhà ở xã hội là nhà riêng lẻ xây ở vùng sâu, vùng xa. Bởi khi đó, đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ phải nộp tiền sử dụng đất, nếu quy định này được áp dụng. Việc xem xét này, theo ông, nhằm bảo đảm quyền lợi của người dân ở vùng khó khăn.

Bên cạnh đó, với các nội dung liên quan đến phát triển nhà ở xã hội của chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, nhiều ý kiến đề nghị cho phép chủ đầu tư được đề xuất hình thức thực hiện là dành một phần diện tích, bố trí quỹ đất thay thế, hoặc đóng tiền tương đương giá trị quỹ đất đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để xây nhà ở xã hội với tỉ lệ tối thiểu là 20%.

Trong đó, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn đề nghị ghi rõ số tiền chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại nộp vào ngân sách tương đương giá trị quỹ đất đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để xây nhà ở xã hội chỉ sử dụng để phát triển nhà ở xã hội.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Phan Phong Phú kiến nghị bổ sung nội dung khuyến khích chủ đầu tư nhà ở thương mại trong dự án phát triển đô thị, dành kinh phí đầu tư xây nhà ở xã hội tại quỹ đất được bố trí thay vì nộp tiền vào ngân sách.

Kết luận một số nội dung quan trọng, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước… nghiên cứu cơ chế huy động, sử dụng nguồn lực cho phát triển nhà ở xã hội một cách thống nhất, tập trung. Trong đó nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với nguồn tiền đóng góp để phát triển nhà ở xã hội từ các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại và các nguồn xã hội khác, không để gánh nặng cho các ngân hàng thương mại khi tham gia các gói tín dụng ưu đãi cho nhà ở xã hội.

Nguồn: hoanhap.vn

Bạn cũng có thể thích