Di sản cầu Long Biên chuẩn bị được cải tạo

kham-pha-cau-long-bien-chung-nhan-lich-su-hon-100-nam-1.jpg
Di sản cầu Long Biên chuẩn bị được cải tạo.

Mới đây, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã ra thông cáo, Pháp đã quyết định cấp cho UBND thành phố Hà Nội khoản tài trợ không hoàn lại hơn 700.000 euro (khoảng 18,5 tỷ đồng) để phục vụ cho công tác nghiên cứu khả thi nhằm cải tạo cầu Long Biên. Quyết định này được đưa ra trong năm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Việt Nam.

Cầu Long Biên là công trình biểu tượng của di sản và cảnh quan đô thị Hà Nội, đồng thời là biểu tượng mạnh mẽ của mối liên kết độc đáo gắn kết hai nước Việt Nam -Pháp, cây cầu Long Biên theo phong cách Eiffel, được xây dựng từ năm 1898 đến năm 1903 đã bị hư hỏng nặng nề, bởi những đợt ném bom của Mỹ năm 1967. Chính quyền Việt Nam sau đó đã phục hồi cây cầu nhằm đảm bảo sự liên tục kết nối giữa Hà Nội và Hải Phòng.

Nghiên nghiên cứu cải tạo cầu Long Biên lần này do công ty tư vấn và kỹ thuật Artelia của Pháp tiến hành và do Tổng cục Kho bạc của Pháp tài trợ, sẽ tính toán để hạn chế tác động của việc cải tạo đối với giao thông đường bộ và đường sắt. Nghiên cứu này sẽ đề xuất phương án cải tạo tương thích với mục đích sử dụng trong tương lai của cầu Long Biên, hiện đang được thảo luận giữa các cơ quan khác nhau của thành phố Hà Nội.

Là công trình biểu tượng của di sản và cảnh quan đô thị Hà Nội, cũng là biểu tượng của mối liên hệ giữa Việt Nam và Pháp, cây cầu Long Biên mang phong cách tháp Eiffel được xây dựng từ năm 1898 – 1903.

Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng kết nối quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình với quận Long Biên của Hà Nội. Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ ghi thời gian thi công và nhà thầu xây dựng: 1899 – 1902 – Daydé & Pillé – Paris.

Trải qua 2 thế kỷ, cầu Long Biên vẫn là một chứng nhân lịch sử vô cùng quan trọng của Hà Nội. Khi nhắc đến cầu Long Biên là nói tới một cây cầu nổi tiếng nối liền lịch sử với hiện tại và là một trong những biểu tượng đặc trưng về một Hà Nội xưa.

Đại sứ Pháp tại Việt Nam – ngài Olivier Brochet cho biết: “Chúng tôi hi vọng rằng, nghiên cứu này và nhất là công việc cải tạo sau đó sẽ không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho cây cầu mà còn biến công trình di sản mang tính biểu tượng trong lịch sử chung của chúng ta thành một địa danh phục vụ cho sự phát triển của thành phố Hà Nội.

Theo Người Hà Nội

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích