Để xuất thúc đẩy hoạt động nâng cao năng suất tại các địa phương

Theo chuyên gia, tại mỗi địa phương cần có sự quan tâm và cam kết liên tục từ phía lãnh đạo tỉnh/ thành phố. Coi hoạt động thúc đẩy phong trào năng suất là một trong những hoạt động trọng tâm để phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Trước hết, các cấp lãnh đạo địa phương cần tăng cường nhận thức về năng suất, hiểu rõ bản chất, ý nghĩa của năng suất, đưa ra đường lối, chính sách thúc đẩy năng suất phù hợp. Các địa phương cần xây dựng mục tiêu cải tiến năng suất phù hợp, làm định hướng cho các hoạt động cải tiến năng suất và đóng góp vào việc đạt được mục tiêu chung của toàn quốc. Xây dựng các chương trình tuyên truyền, nhận thức về năng suất tới người dân và doanh nghiệp.

Để xuất thúc đẩy các hoạt động nâng cao năng suất tại các địa phương

 Để xuất thúc đẩy các hoạt động nâng cao năng suất tại địa phương.

Các địa phương cần xây dựng nội dung chương trình hỗ trợ nâng cao năng suất đúng trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải và tập trung kinh phí để có được kết quả nổi bật. Các dự án hỗ trợ của nhà nước dành cho giai đoạn đầu của phong trào, nhắm tới tạo nền tảng cải tiến năng suất và nhận thức về cải tiến năng suất trong cộng đồng. Khi cộng đồng đạt tới trạng thái tự nhận thức và đầu tư cải tiến năng suất thì không cần sự hỗ trợ kinh phí của nhà nước. Vì vậy, phong trào năng suất cần có lộ trình và mỗi giai đoạn cần có các nhiệm vụ trọng tâm.

Các địa phương cũng cần khắc phục các vấn đề của chương trình năng suất chất lượng hiện nay, bao gồm: Nghiên cứu, điều chỉnh lại cơ chế tài chính, tinh gọn và giảm các thủ tục tài chính và hành chính; Xây dựng, phát triển các cán bộ và tổ chức làm nòng cốt phát triển và quản lý, triển khai các chương trình năng suất địa phương. Thay đổi cơ chế trả lương hoặc có chính sách tạo thu nhập để khuyến khích các đối tượng tham gia, hướng tới thu hút cán bộ giỏi, chuyên sâu và làm việc có hiệu quả; Cơ quan trung ương nhanh chóng xây dựng hướng dẫn hỗ trợ địa phương triển khai các nội dung của chương trình đảm bảo tính thống nhất, toàn diện; Khôi phục và kiện toàn các tổ chức tư vấn về năng suất. Lựa chọn và tăng cường đầu tư năng lực các tổ chức tư đạt yêu cầu tiêu chuẩn cơ quan thúc đẩy năng suất quốc gia và địa phương.

Vào tháng 5 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa đến năm 2020” (gọi tắt là Chương trình 712). Thông qua các dự án nâng cao năng suất tại các địa phương trong giai đoạn 2011 – 2020 đã gây dựng được phong trào năng suất, tạo sự chuyển biến về nhận thức thúc đẩy năng suất tại cộng đồng doanh nghiệp.

Sau hai thập niên nỗ lực nâng cao năng suất, bộ khung quy trình hoạch định và thực thi chính sách đã được định hình. Các cơ quan liên quan cũng tích lũy được kinh nghiệm đáng kể trong cải thiện năng suất cùng với lượng lớn nhân lực được đào tạo và chuyển giao công nghệ. Đây là nền tảng vững chắc để Việt Nam triển khai những chính sách năng suất mới trong tương lai.

Đến thời điểm hiện nay, hầu hết địa phương đã ban hành Kế hoạch nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa giai đoạn 2021- 2030 và 50% số địa phương đã ban hành Kế hoạch nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đây là tiền đề quan trọng để tiếp tục thúc đẩy phong trào năng suất tại địa phương.

Nam Dương

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích