Đề xuất quy chuẩn đăng kiểm về bình chữa cháy trên ô tô

Theo quy chuẩn mới về đăng kiểm có quy định về bình chữa cháy như sau:

Phương pháp kiểm tra bộ phận này là quan sát

Tiêu chí đánh giá như sau:

Có bình chữa cháy theo quy định.

Bình chữa cháy còn hạn sử dụng.

Tuy nhiên, quy chuẩn này có ghi chú: xe cơ giới không đáp ứng yêu cầu này vẫn được kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận kiểm định theo quy định.

Ngoài quy chuẩn bình chữa cháy, quy chuẩn có quy định về thân vỏ, buồng lái, thùng hàng như sau:

 Bình chữa cháy trang bị trên xe ô tô cũng cần được đảm bảo đúng quy chuẩn

Phương pháp kiểm tra là quan sát

Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn.

Không bị nứt, gãy, thủng, mục gỉ, rách, biến dạng.

Không bị lọt khí từ động cơ, khí xả vào trong khoang xe, buồng lái.

Sơn không bị bong tróc.

Sàn bệ, khung xương, bậc lên xuống .

Quy chuẩn về dầm ngang, dầm dọc như sau:

Phương pháp kiểm tra: Quan sát, dùng búa kiểm tra, kết hợp dùng tay lay lắc.

Tiêu chí đánh giá như sau:

Lắp đặt chắc chắn.

Không bị nứt, gãy, mục gỉ, biến dạng

Quy chuẩn vê sàn như sau:

Phương pháp kiểm tra là quan sát.

Tiêu chí đánh giá như sau:

Lắp đặt chắc chắn

Không bị thủng, rách, mọt gỉ.

Quy chuẩn về bậc lên xuống như sau:

Phương pháp kiểm tra là quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc.

Tiêu chí đánh giá như sau:

Đầy đủ, lắp đặt chắc chắn, không bị nứt, gãy.

Đúng tài liệu kỹ thuật

Không bị mọt gỉ, thủng.

Về quy chuẩn cửa, khóa cửa và tay nắm cửa như sau:

Phương pháp kiểm tra là đóng, mở cửa và quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc.

Tiêu chí đánh giá như sau:

Đầy đủ, lắp đặt chắc chắn.

Đầy đủ bản lề, chốt bị, không bị hư hỏng (2).

Đóng, mở nhẹ nhàng.

Cửa mở hoặc khóa bình thường; không tự mở; đóng hết hành trình.

Quy chuẩn dây dẫn điện (phần trên) như sau:

Phương pháp kiểm tra là kiểm tra dây điện ở trên phương tiện và trong khoang động cơ bằng quan sát kết hợp dùng tay lay lắc.

Tiêu chí đánh giá như sau:

Lắp đặt chắc chắn.

Vỏ cách điện không bị hư hỏng

Lắp đặt đúng tài liệu kỹ thuật , không có dấu vết cọ sát vào các chi tiết chuyển động.

Trước đó, về bình chữa cháy cầm tay, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã ban hành bộ tiêu chuẩn TCVN 7026:2013 (ISO 7165:2009) chữa cháy – Bình chữa cháy xách tay – Tính năng và cấu tạo. Tiêu chuẩn quy định các yêu cầu chính để đảm bảo an toàn, độ tin cậy và tính năng của bình chữa cháy xách tay. Đây cũng là bộ tiêu chuẩn cần thiết đối với mỗi bình chữa cháy cầm tay cần đảm bảo trước khi đưa ra thị trường để đưa vào sử dụng.

Bảo Linh (t/h) 

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích