Đề xuất phương án xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp
Đề xuất phương án xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp
Xử lý nước thải khu công nghiệp là những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Đây là hệ thống xử lý tối ưu hiệu quả nhất
Hiện nay, hầu hết tất cả các địa phương, tỉnh thành trên toàn cả nước đều có khu công nghiệp hoặc cụm công nghiệp. Những khu công nghiệp này góp phần khá lớn cho việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Theo thống kê của Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu Công nghiệp Việt Nam, tính đến đầu năm 2022, Việt Nam có 395 khu công nghiệp tại 61 tỉnh thành phố với diện tích quy hoạch 123.000 ha. Dự kiến năm 2030, nước ta sẽ quy hoạch tăng thêm 115.000ha đất công nghiệp và tổng khu công nghiệp sẽ tăng lên 558, gấp gần 1.5 lần so với số lượng hiện tại.
Các khu công nghiệp của nước ta hầu hết được định hướng theo khu công nghiệp tập trung. Với quy mô diện tích lớn, cơ sở hạ tầng đồng bộ sẽ đẩy mạnh những ngành công nghiệp mũi nhọn, góp phần rất lớn vào sự tăng trưởng chung của kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, còn có rất nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp vẫn còn chưa quan tâm nhiều đến việc bảo vệ, giữ gìn và phát triển môi trường, hệ sinh thái xung quanh.
Việc xử lý nước thải khu công nghiệp là hệ thống xử lý khá phức tạp, khác hoàn toàn với hệ thống xử lý nước thải thông thường. Sự khác biệt đó được tạo nên từ nguồn phát sinh nước thải.
Nguồn phát sinh nước thải khu công nghiệp
Nguồn nước thải phát sinh từ các khu công nghiệp chủ yếu từ hai nguồn như sau:
- Nước thải sản xuất: Trong các khu công nghiệp sản xuất có các ngành bao gồm hàng thực phẩm, may mặc, điện – điện tử, giày da, sơn nước… Tất cả các loại nước thải từ đây đều chứa tạo chất ô nhiễm khó phân huỷ. Chúng còn được xếp vào loại nước thải nguy hiểm như kim loại nặng, dầu khoáng… Bên cạnh đó, nước thải còn chứa các chất tẩy rửa, thành phần hoá học… Do đó, quá trình thu gom và vệ sinh các nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.
- Nước thải sinh hoạt: Đây là nước thải phát sinh từ các hoạt động bình thường của con người như tắm gội, giặt giũ, vệ sinh, lau dọn… Nước thải này chứa nhiều chát rắn lơ lửng, chất hữu cơ, dầu mỡ và các vi khuẩn gây bệnh.
Tác động của nước thải khu công nghiệp đến môi trường
Sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp ở trung tâm kinh tế trọng điểm là minh chứng cho tốc độ công nghiệp hoá Việt Nam. Từ đó, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, tạo thêm việc làm cho người dân, góp phần phát triển kinh tế nhanh chóng.
Tuy nhiên, đại đa số các khu công nghiệp hiện nay được xây dụng trên các tuyến sống lớn và ao hồ, kênh rạch. Đây cũng là nơi đón nhận lượng nước thải công nghiệp rất lớn. Dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước mặt và nước ngầm ở mức đáng báo động.
Nồng độ BOD trong nước thải càng cao thì mức độ ô nhiễm hữu cơ càng lớn. Khi thải trực tiếp ra sông lớn và ao hồ sẽ làm giảm lượng oxy hoà tan trong nước. Nó làm ảnh hưởng đến đời sống các thuỷ sinh vật. Đồng thời, cũng gây nguy hại cho con người nếu sử dụng nguồn nước cho mục đích sinh hoạt.
Nước thải khu công nghiệp chứa một lượng nito, photpho ở nồng độ cao. Nước thải dễ gây ra hiện tượng phú dưỡng hoá đất đai và các nguồn nước xung quanh. Tạo điều kiện thuận lợi cho các loài tảo phát triển. Đồng thời, chúng làm phân rã xác thực vật làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng hơn.
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp cần quan tâm đến vấn đề gì?
Mức độ ô nhiễm nước thải ở các khu công nghiệp sản xuất các sản phẩm khác nhau thì sẽ khác nhau. Phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm mà người ta phân loại nước thải thành các nhóm riêng biệt. Để áp dụng quy truy xử lý nước thải khu công nghiệp tương ứng.
Muốn đảm bảo hiệu quả xử lý nước thải ở các khu khác trong một khu công nghiệp, người ta cần phải lắp đặt hệ thống xử lý sơ bộ trước khi thải ra trạm xử lý tập trung. Tiến hành xử lý tổng hợp.
Quy trình xử lý nước thải ô nhiễm sẽ bao gồm giai đoạn xử lý sinh học, xử lý rắn và xử lý hoá học. Cuối cùng, nguồn nước được thải ra bên ngoài. Một quy trình xử lý đạt chuẩn phải đảm bảo làm sạch nguồn nước, tiết kiệm chi phí. Đồng thời, nó góp phần bảo vệ môi trường nước.
Đề xuất phương án xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp
Nước thải khu công nghiệp sau khi được xử lý sơ bộ được đưa về hố thu gom tập trung để đưa về hệ thống xử lý tập trung trước khi xả thải ra ngoài môi trường.
Nước thải từ hố thu gom được đưa qua thiết bị lọc rác tinh. Bởi, nó loại bỏ các cặn bẩn, đá, sỏi có kích thước lớn hơn 1,5mm ra khỏi nước thải.
Sau đó, nước thải được đưa về bể điều hoà để ổn định lưu lượng và nồng độ chất thải trong nước thải. Trong bể điều hoà có đặt hệ thống sục khí để xáo trộn đều nguồn nước. Tránh xảy ra các hiện tượng lắng cặn dưới đáy bể hình thành phân huỷ kỵ khí và gây mùi hôi.
Nước thải khu công nghiệp từ bể điều hoà được bơm vào bể keo tụ tạo bông. Hoá chất được cho vào bể giúp các hạt keo trong nước thải kết dính lại với nhau. Từ đó, hình thành bông cặn có kích thước lớn và nặng nề hơn. Sau đó, các cặn bông được hình thành dẫn qua bể lắng để lắng cặn nhờ quá trình trọng lực. Cặn sau lắng xuống đảy bể được thu gom ra bể chứa bùn để đem đi xử lý.
Nước thải sau đó được về bể anoxic và bể oxic để xử lý sinh học. Tại bể xử lý sinh học hiếu oxic, các vi sinh vật hiếu khí sử dụng chất hữu cơ trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng và phát triển.
Sau khi xử lý sinh học, nước thải được dẫn qua các thiết bị lọc áp lực. Bởi, nó loại bỏ hoàn toàn cặn, màu và mùi còn xót lại trong nước thải. Sau đó, nguồn nước thải được đưa đi khử trùng. Để loại bỏ vi sinh vật còn xót lại trước khi xả thải ra ngoài môi trường.
Phát triển các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp cũng chính là phát triển nền kinh tế cho đất nước. Tuy nhiên, chúng ta cần phải thực hiện song song giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Đây mới là cách phát triển đất nước một cách lâu dài và bền vững./.
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị