Đề xuất đến năm 2030 sẽ quy hoạch hơn 100 các cảng cạn

Đề xuất đến năm 2030 sẽ quy hoạch hơn 100 các cảng cạn

Theo tính toán sơ bộ của Bộ Giao thông Vận tải, nhu cầu vốn đầu tư hệ thống các cảng cạn của nước ta đến năm 2030 khoảng 27.400-42.380 tỷ đồng.

Bộ Giao thông Vận tải vừa có Tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất quy hoạch 101 cảng cạn trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 tại 19 hành lang vận tải tại cả 3 khu vực Bắc, Trung, Nam.

Trong đó, tại miền Bắc gồm 42 cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 4,2-5,5 triệu TEU/năm; miền Trung-Tây Nguyên có 16 cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 0,66-0,95 triệu TEU/năm; miền Nam có 43 cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 6,8-9,3 triệu TEU/năm.

tm-img-alt
Cảng cạn Long Biên tại Số 1 Huỳnh Tấn Phát, Khu công nghiệp Sài Đồng B, Long Biên, Hà Nội do Tập đoàn Hateco đầu tư. (Ảnh: Internet)

Trong giai đoạn đến năm 2030, Bộ Giao thông Vận tải sẽ ưu tiên tập trung đầu tư một số cảng cạn trên các hành lang vận tải kết nối với các cửa khẩu cảng biển lớn ở khu vực phía Bắc (cảng biển Hải Phòng) và khu vực phía Nam (cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu) bởi đây là các cảng cạn gắn với phương thức vận tải khối lượng lớn (đường thủy nội địa, đường sắt), khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm logistics và các cửa khẩu đường bộ, đường sắt quốc tế có nhu cầu vận tải với khối lượng lớn.

Theo tính toán sơ bộ, nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng cạn đến năm 2030 khoảng 27.400-42.380 tỷ đồng.

Để huy động vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng cạn, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ mở rộng và đa dạng hóa các hình thức đầu tư theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và khai thác cảng cạn bằng các hình thức theo quy định của pháp luật; thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi hiện hành phù hợp với điều kiện cụ thể về kinh tế-xã hội của từng địa phương về tín dụng, thuế, giá, phí, lệ phí, chuyển giao công nghệ, nhượng quyền khai thác.

Định hướng đến năm 2050 sẽ phát triển hệ thống cảng cạn trở thành các đầu mối tổ chức vận tải, trung chuyển, phân phối hàng hóa, kết hợp với cung cấp các dịch vụ logistics, có khả năng thông qua khoảng 30-35% nhu cầu hàng hóa vận tải container xuất nhập khẩu theo các hành lang vận tải, đồng thời đáp ứng nhu cầu dịch vụ logistics tại các địa phương.

Trong giai đoạn đến năm 2030 sẽ ưu tiên tập trung đầu tư một số cảng cạn trên các hành lang vận tải kết nối với các cửa khẩu cảng biển lớn ở khu vực phía Bắc (cảng biển Hải Phòng) và khu vực phía Nam (cảng biển TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu). Đây là các cảng cạn gắn với phương thức vận tải khối lượng lớn (đường thủy nội địa, đường sắt); các cảng cạn gắn với khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm logistics và các cửa khẩu đường bộ, đường sắt quốc tế có nhu cầu vận tải với khối lượng lớn.

Để huy động vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng cạn, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ mở rộng và đa dạng hóa các hình thức đầu tư theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và khai thác cảng cạn bằng các hình thức theo quy định của pháp luật; thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi hiện hành phù hợp với điều kiện cụ thể về kinh tế – xã hội của từng địa phương về tín dụng, thuế, giá, phí, lệ phí, chuyển giao công nghệ, nhượng quyền khai thác.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích