Đề xuất bỏ Tổng cục nhưng lại thành lập nhiều Cục gây lãng phí tiền của Nhà nước và Nhân dân(Bài 2)
Việc kiện toàn, tinh gọn bộ máy ở các bộ, cơ quan ngang bộ, đặc biệt là sắp xếp lại những tổng cục trong các bộ, ngành đáng lý ra phải làm từ lâu, nhưng không hiểu vì lý do gì mà một số Bộ, ngành vẫn “giậm chân tại chỗ”.
Thời gian qua, thực tế cho thấy, cấp tổng cục đã tạo ra nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện phối hợp với các đơn vị trong triển khai chức năng nhiệm vụ được giao. Do đó, bỏ tổng cục sẽ cắt giảm tối đa cấp trung gian, khắc phục sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ giữa các tổng cục với nhau. Việc bỏ cấp trung gian này cũng sẽ tránh được tình trạng trong xử lý thủ tục hành chính từ cấp phòng, cấp Vụ, cấp lãnh đạo Cục, đến lãnh đạo Tổng cục, Thứ trưởng phụ trách rồi mới đến Bộ trưởng, dẫn đến công tác tham mưu chậm ảnh hưởng đến tiến độ xử lý công việc chung.
Việc kiện toàn, tinh gọn bộ máy ở các bộ, cơ quan ngang bộ, đặc biệt là sắp xếp lại những tổng cục trong các bộ, ngành đáng lý ra phải làm từ lâu, nhưng không hiểu vì lý do gì mà một số Bộ, ngành vẫn “giậm chân tại chỗ”. Và đã đến lúc chúng ta cần phải quyết liệt, không nể nang, không thể để tình trạng tổng cục cũng có cục, có vụ, viện trong khi đó ở bộ cũng có cục, có vụ, viện…
Môi trường và Đô thị Việt Nam tiếp tục câu chuyện đề xuất phương án kiện toàn tổ chức bộ máy của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị