Đẩy mạnh hoạt động thử nghiệm EMC theo QCVN 09:2012/BKHCN và sửa đổi 1:2018
Nhiều năm trở lại đây, thị trường thiết bị điện tử, điện gia dụng tại Việt Nam phát triển rất nhanh chóng. Những sản phẩm như máy giặt, tủ lạnh, điều hòa không khí, lò vi sóng, bếp điện từ,… có mức giá khá hợp lý và hầu hết các gia đình đều có thể mua và sử dụng. Tuy nhiên, đây cũng chính là những nguồn nhiễu điện từ có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng của lưới điện, hệ thống điều khiển, xử lý thông tin của các thiết bị điện – điện tử khác được sử dụng trong cùng môi trường. Càng nhiều thiết bị điện – điện tử được sử dụng thì nguy cơ hoạt động sai do nhiễu điện từ càng tăng lên. Tại nhiều nước trên thế giới, yêu cầu kiểm soát tương thích điện từ (EMC) của các sản phẩm điện – điện tử đã trở thành một trong quy định bắt buộc.
Đứng trước xu thế đó, Việt Nam đã nhanh chóng ban hành và áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật nhằm quản lý vấn đề tương thích điện từ. Đối với thiết bị điện, điện tử gia dụng và các mục đích tương tự, năm 2012 Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành QCVN 09:2012/BKHCN (Quy chuẩn kỹ thuật quốc giá về tương thích điện từ đối với thiết bị điện và điện tử gia dụng và điện tử gia dụng và các mục đích tương tự). Thuộc phạm vi quản lý của quy chuẩn bao gồm các sản phẩm như sau: Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời, Máy khoan cầm tay hoạt động bằng động cơ điện, Bóng đèn có balat lắp liền, Máy hút bụi, Máy giặt, Tủ lạnh (tủ đá), Điều hòa không khí.
Năm 2018, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành sửa đổi QCVN 09:2012/BKHCN nhằm bổ sung sản phẩm phải quản lý tương thích điện từ cho phù hợp hơn với tình hình hiện tại như: Máy sấy tóc, máy xay sinh tố (máy xay thịt, máy ép trái cây, máy đánh trứng), Lò vi sóng (kể cả loại kết hợp), Bếp điện (bao gồm bếp điện từ).
Các tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng trong QCVN 09:2012/BKHCN là phiên bản mới nhất (được biên soạn từ các tiêu chuẩn quốc tế) như: TCVN 7492-1:2018 (CISPR 14-1:2016); TCVN 6988:2018 (CISPR 11:2016); TCVN 7186:2018 (CISPR 15:2018). Việc áp dụng quy chuẩn được hài hòa theo tiêu chuẩn quốc tế này đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp nhập khẩu, cũng như xuất khuẩu các sản phẩm điện – điện tử gia dụng của Việt Nam.
Các thiết bị điện, điện tử: Ảnh minh họa
Từ năm 2013 Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1 (Quatest 1) đã được đầu tư trang thiết bị để có thể thực hiện một số chỉ tiêu miễn nhiễm (EMS) trong lĩnh vực EMC đối với sản phẩm điện – điện tử gia dụng. Hiện tại, năng lực trang thiết bị của Quatest 1 đã đáp ứng để thử nghiệm đầy đủ các chỉ tiêu EMC theo QCVN 9:2012/BKHCN và Sửa đổi 1:2018.
Các chỉ tiêu EMC mà Quatest1 có thể thực hiện gồm:
(Hiện tại QCVN9 mới chỉ áp dụng các nhóm chỉ tiêu Phát xạ )
Nhóm chỉ tiêu phát xạ:
TT |
Chỉ tiêu |
1 |
Điện áp liên tục nhiễu cổng nguồn, cổng kết hợp (9kHz – 30Mhz) |
2 |
Điện áp không liên tục nhiễu cổng nguồn (150kHz – 30Mhz) |
3 |
Cường độ trường từ (9kHz – 30Mhz) |
4 |
Dòng điện cảm ứng trường từ (9kHz – 30Mhz) |
5 |
Công suất nhiễu (30Mhz – 1000Mhz) |
6 |
Nhiễu bức xạ (30Mhz – 18Ghz) |
Nhóm chỉ tiêu miễn nhiễm:
TT |
Chỉ tiêu |
1 |
Miễn nhiễm đối với hiện tượng phóng tĩnh điện |
2 |
Miễn nhiễm với trường điện từ tần số radio (bức xạ) |
3 |
Miễn nhiễm với trường từ tần số nguồn |
4 |
Miễn nhiễm với quá độ nhanh |
5 |
Miễn nhiễm với nhiễu dẫn gây bởi trường điện từ tần số radio |
6 |
Miễn nhiễm với xung |
7 |
Miễn nhiễm với sụt áp, gián đoạn ngắn và dao động điện áp |
8 |
Miễn nhiễm với sóng dao động tắt dần |
Phòng Thử nghiệm Điện, Điện tử và HSNL của Quatest 1 là một trong các đơn vị được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (BKHCN) chỉ định sớm nhất để thử nghiệm các sản phẩm điện – điện tử gia dụng phục vụ quản lý nhà nước theo QCVN 09:2012/BKHCN. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, luôn là lựa chọn tin cậy cho doanh nghiệp trong việc kiểm tra, chứng nhận sản phẩm điện – điện tử gia dụng, cũng như người sử dụng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng các sản phẩm đã được chứng nhận bởi Quatest1.
PV