Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh Tây Nguyên

Hội thảo có sự tham gia của ông Đoàn Ngọc Có – Phó Giám đốc Sở NN&PTNN tỉnh Gia Lai; Ông Lê Doãn Hợp -Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Tiến sĩ Phùng Thị Kim Huệ – Chủ tịch Viện Nghiên cứu sức khỏe và Phát triển giáo dục Tây Nguyên; Ông Hoàng Văn Ngọc – Tổng giám đốc Tập đoàn KTS; cùng các đại diện đến từ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

1
Quang cảnh Hội thảo CĐS trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Gia Lai

Hội thảo nhằm phổ biến kiến thức về CĐS; đào tạo nguồn nhân lực số, đưa ra các giải pháp CĐS trong doanh nghiệp nông nghiệp, trong các cơ quan ban ngành, cơ sở đào tạo; giải quyết những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong việc CĐS ở cơ quan ban ngành, hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên. Thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của CĐS; đẩy nhanh tiến độ triển khai giải quyết sản phẩm đầu ra cho nông sản tỉnh Gia Lai nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung.

Chia sẻ tại Hội thảo, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp đề cao vai trò của CĐS trong NN&PTNN. Tuy nhiên CĐS trong nông nghiệp tại các địa phương còn nhiều khó khăn. Việc ứng dụng CĐS trong sản xuất, kinh doanh do còn mới nên nhận thức của hầu hết doanh nghiệp, cơ sở và nhất là nông dân còn hạn chế.

Để việc CĐS trong nông nghiệp mang lại hiệu quả thiết thực hơn, thời gian tới cần thiết lập nền tảng dữ liệu về diện tích, sản lượng cây trồng, xây dựng bản đồ số vùng trồng các cây trồng chính để khai thác, sử dụng trong công tác quản lý nhà nước, dự báo và phát triển thị trường tiêu thụ; xây dựng hệ thống dữ liệu phục vụ cấp và quản lý mã số vùng trồng; số hóa quy trình cấp để triển khai cấp mã số vùng trồng trực tuyến; phát triển ứng dụng công nghệ thông minh, phát triển hạ tầng internet vạn vật để phân tích, hỗ trợ giai đoạn sinh trưởng của cây trồng.

Việc đưa các sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số đã giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp trên địa bàn.

Với việc nắm vững những kỹ năng thương mại điện tử, doanh nghiệp, nhà sản xuất hay hợp tác xã nông nghiệp mới có thể chủ động vận hành được kênh bán hàng thương mại điện tử của riêng mình một cách hiệu quả – nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp nhấn mạnh.

2
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp phát biểu tại Hội thảo

Tại Hội thảo, tiến sĩ Phùng Thị Kim Huệ chia sẻ: “Những khó khăn trong tiêu thụ nông sản hiện nay tập trung ở 4 trọng tâm cốt lõi, đó là hiểu biết về CĐS cùng với thay đổi tư duy, nhận thức còn thấp; nguồn nhân lực số phù hợp đạt chất lượng cao trong doanh nghiệp nông nghiệp và nông dân còn yếu kém; đầu tư chuẩn bị nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo; chưa có định hướng chiến lược phát triển cho mỗi doanh nghiệp, hộ sản xuất.

Việc áp dụng thương mại điện tử, cũng như ứng dụng công nghệ vào công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm giúp hộ kinh doanh hợp tác xã, doanh nghiệp rút ngắn được thời gian kết nối với thị trường, người tiêu dùng, đem sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách dễ dàng, thuận lợi. Đặc biệt, công nghệ hay thương mại điện tử mang đến cho hợp tác xã, cơ sở sản xuất nông sản những cơ hội thị trường mới thông qua các cách tiếp cận mới và hiện đại”.

Bà Huệ nhấn mạnh, để giúp hợp tác xã, hộ kinh doanh, doanh nghiệp quảng bá hình ảnh sản phẩm mở rộng thị trường tiêu thụ nâng tầm giá trị thương hiệu của đơn vị, đề xuất mô hình xúc tiến thương mại offline và online thúc đẩy tiêu thụ nông sản.

Đại diện cho tập đoàn KTS, ông Hoàng Văn Ngọc cho biết: “ Ứng dụng công nghệ theo mô hình trung tâm xúc tiến thương mại ảo sẽ hỗ trợ, liên kết 5 tỉnh Tây Nguyên giao thương nông sản trong nước và quốc tế có hiệu quả hơn.”

Theo Thương hiệu và sản Phẩm

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích