Đâu là giai đoạn vàng để thị trường bất động sản Hà Nam “trỗi dậy”?
“Giai đoạn vàng” của bất động sản Hà Nam
Sở hữu tiềm năng lớn khi nằm giáp ranh Thủ đô, đầu mối giao thông kết nối cửa ngõ phía Nam Hà Nội với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Hà Nam được đánh giá là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển bất động sản (BĐS). Dù vậy, phải đến thời điểm gần đây, thị trường BĐS Hà Nam mới khởi sắc và thu hút sự quan tâm của nhiều “ông lớn” đầu tư.
Bất động sản Hà Nam đang bước vào “giai đoạn vàng”.
Sự khởi sắc được thể hiện qua con số hơn 350 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hiện đang đầu tư tại tỉnh Hà Nam. Tại buổi gặp mặt với hàng trăm doanh nghiệp FDI vào cuối tháng 9 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy cho biết, tính từ đầu năm đến nay, tỉnh đã thu hút thêm 42 dự án, trong đó có 11 dự án FDI và 31 dự án trong nước, nâng tổng số dự án đang đầu tư trên địa bàn tỉnh lên trên 1.100 (trong đó có 351 dự án FDI). Hiện các doanh nghiệp FDI đang giải quyết việc làm cho trên 79.100 người, chiếm 47% tổng số lao động trên toàn tỉnh.
Việc thu hút dòng vốn từ các doanh nghiệp FDI và trong nước đổ vào tỉnh Hà Nam ngày càng mạnh, giúp địa phương này nhanh chóng trở thành tâm điểm đầu tư ngay cạnh Hà Nội. Nhờ đó, 6 tháng đầu năm 2022, Hà Nam vượt bậc đứng thứ 14 trên toàn quốc về tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Theo dự thảo quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, Hà Nam dự kiến tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 – 2025 đạt 10,4%; phấn đấu duy trì khoảng 12%/năm giai đoạn 2026 – 2030. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 87 triệu đồng vào năm 2025, đạt trên 159 triệu đồng vào năm 2030.
Mục tiêu đến năm 2035, đưa Hà Nam trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó thị xã Duy Tiên được định hướng trở thành trung tâm kinh tế về công nghiệp, dịch vụ phía Bắc của tỉnh, là một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của vùng, là thị xã đô thị loại III trực thuộc tỉnh, văn minh, phát triển bền vững vào năm 2025, hướng đến đô thị loại II vào năm 2040.
Có thể thấy, mỗi kế hoạch đề ra của tỉnh Hà Nam đều có cột mốc cụ thể, 5 năm, 10 năm, 20 năm, và đây được gọi là “giai đoạn vàng”. Thị trường BĐS Hà Nam được đánh giá đang nằm ở thời điểm vàng để đầu tư.
Theo số liệu của UBND tỉnh Hà Nam, trong giai đoạn 2022-2025, tỉnh sẽ kêu gọi đầu tư 231 dự án thương mại dịch vụ, đô thị, trong đó thị xã Duy Tiên có nhiều danh mục nhất với 72 dự án (chiếm hơn 68%). Cũng trong giai đoạn này, tỉnh kêu gọi đầu tư 21 dự án hạ tầng khu công nghiệp với tổng diện tích 3.015ha và 12 dự án trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp…
“Miền đất hứa” dành cho nhà đầu tư
Với nhiều yếu tố cộng hưởng, thị trường BĐS Hà Nam đang nổi lên như một “vùng đất hứa” đầy tiềm năng dành cho các nhà đầu tư săn đón.
Một chuyên gia BĐS phía Bắc đánh giá: “thị trường BĐS Hà Nam còn nhiều tiềm năng để phát triển, bởi giá còn tương đối “mềm”, quỹ đất dồi dào và chưa có nhiều loại hình sản phẩm đa dạng. Hơn nữa, chính sách xúc tiến đầu tư, ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư của tỉnh trong thời gian qua cũng được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao”.
Phối cảnh tổng thể khu đô thị Kosy Lita Ha Nam.
Theo báo cáo thị trường BĐS quý II/2022 của Sở Xây dựng Hà Nam, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền chuyển nhượng chỉ có 1.277 giao dịch qua công chứng. Cả quý chỉ có 2 dự án hoàn thành và 1 dự án được cấp phép xây dựng.
Tình trạng khan hiếm nguồn cung trên không chỉ riêng Hà Nam mà đang diễn ra trên thị trường cả nước. Trong bối cảnh đó, động thái sắp ra mắt dự án Kosy Lita Ha Nam của Tập đoàn Kosy ngay lập tức trở thành tâm điểm của thị trường cuối năm 2022. Theo thông tin từ chủ đầu tư, dự án có quy mô 22,94ha, được định hướng trở thành khu đô thị mở hiện đại ngay tại thị xã Duy Tiên.
Là một trong số ít dự án hiếm hoi được ra mắt vào thời điểm hiện nay, khu đô thị Kosy Lita Ha Nam kỳ vọng là sẽ là nơi an cư lý tưởng cho các chuyên gia nước ngoài, các cư dân có nhu cầu ở thực. Ngoài ra, đây hứa hẹn sẽ là dự án mang lại giá trị lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư.
Nguồn: hoanhap.vn