Đặt bẫy ảnh để quản lý đàn voi rừng ở Đồng Nai
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, không giống như những can thiệp khác, dự án đặc biệt trên của HSI đã cung cấp các giải pháp dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn.
Theo đại diện HIS, trong hai năm qua, đơn vị này đã thực hiện chương trình Giám sát voi bằng bẫy ảnh để xây dựng một cơ sở dữ liệu chi tiết và quy mô chưa từng có. Qua đó, mỗi con voi đều có thẻ định dạng riêng gồm tên tiếng Việt, tuổi, giới tính, đặc điểm nhận dạng riêng nổi bật để phân biệt giữa các cá thể; điểm thể trạng và thông tin về cấu trúc đàn. Những con voi đực trưởng thành được giám sát và định dạng thông qua các hình ảnh thu được tại nhiều điểm đặt bẫy ảnh thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai và Công ty Lâm nghiệp La Ngà thuộc các huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu và Định Quán
Các chuyên gia tham dự hội thảo. |
Cũng theo HIS, thông qua chương trình giám sát voi bằng bẫy ảnh, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận và xác định được số lượng cá thể voi tại tỉnh Đồng Nai trên thực tế cao gấp đôi số liệu đã được ghi nhận trước đây, có tới 25 – 27 cá thể voi thay vì 14 cá thể. Đây là tín hiệu tốt để có thể nhân rộng sáng kiến này, áp dụng mở rộng ở tất cả các tỉnh có voi phân bổ tại Việt Nam, đặc biệt là ở Đắk Lắk, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Nam – nơi mà những quần thể voi rất quan trọng của Việt Nam đang sinh sống, qua đó xác định chính xác hơn số lượng cá thể voi trên toàn quốc.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi (bên phải) tham quan triển lãm ảnh “Tử tế với loài voi và thiên nhiên” trong ngày 30/8. |
Ông Võ Văn Phi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh Đồng Nai mong muốn là tỉnh đầu tiên áp dụng các sáng kiến mới trong nỗ lực bảo vệ các loài bị đe dọa. Đồng thời cho biết, tỉnh đang lo lắng khi phát hiện khả năng đồng huyết của quần thể voi, voi khó phục hồi tự nhiên, cũng như các vụ xung đột giữa voi với người. Chương trình thí điểm trên của HIS đã cho kết quả chính xác về voi từ bẫy ảnh đã củng cố thêm niềm tin cho công tác bảo tồn loài voi trên địa bàn.
Đàn voi hoang dã ở Đồng Nai có khoảng 25 đến 27 con, tăng gần gấp đôi so với dự báo trước đó. |
Theo bà Thẩm Hồng Phượng, Giám đốc Quốc gia của HSI: Quần thể voi của Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng nên Chính phủ Việt Nam ưu tiên công tác bảo tồn voi thông qua một chương trình bảo tồn voi quốc gia mà HSI đang hỗ trợ xây dựng, trong đó dự án tại Đồng Nai. Với dữ liệu nghiên cứu mới của HSI để tiếp cận các tình huống xung đột dựa vào đặc điểm, hành vi, phạm vi và thói quen của voi để voi và người chung sống hài hòa.
Nguồn: Báo lao động thủ đô