Danh mục những chất thải nguy hại cần được kiểm soát an toàn theo quy chuẩn kỹ thuật

Những tác động tiêu cực tới môi trường và sức khỏe của chất thải nguy hại

Căn cứ khoản 20 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020, chất thải nguy hại là những chất thải nguy hại chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác. Các chất thải nguy hại đến từ rất nhiều nguồn khác nhau, từ sinh hoạt hộ gia đình, các ngành công nghiệp, y tế, các thiết bị điện tử, chất thải bức xạ, chất thải đặc biệt. Cụ thể, danh mục chất thải nguy hại được quy định tại Mục C Mẫu số 1 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT như sau:

 

Danh mục chất thải nguy hại cần được kiểm soát

Chất thải nguy hại có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến nhiều vấn đề khác nhau. Các chất thải nguy hại khi không được xử lý hiệu quả sẽ gây ra sự ô nhiễm đất, không khí, nguồn nước tại nơi xả thải và có thể lan rộng ra các khu vực xung quanh. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái cùng các loài động thực vật trong môi trường đó. Chất thải nguy hại có thể tồn tại trong môi trường trong thời gian dài, gây ra tác động lâu dài.

Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn. Các loại rác hữu cơ dễ phân huỷ gây hôi thối, phát triển vi khuẩn làm ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất, làm mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng tới đời sống mọi người. Khu tập trung rác hữu cơ là nơi thu hút, phát sinh và phát triển chuột, ruồi, muỗi, gián và các loại vi trùng gây nhiều chứng bệnh truyền nhiễm cho con người, vật nuôi trong gia đình và lây lan gây thiệt hại lớn; nước thải từ bãi rác đôộ hại nếu thải ra nguồn nước gây ô nhiễm lây lan.

Rác thải không được thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người sống xung quanh. Những người tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa. Hàng năm, theo tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải. Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế cho thấy, những xác động vật bị thối rữa trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất sufua hyđro hình thành từ sự phân huỷ rác thải kích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanh gây ảnh hưởng xấu đối với những người mắc bệnh tim mạch.

Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: Trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong 15 ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày. Các loại vi trùng gây bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi,…và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá, muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết,…

Chất thải nguy hại cần được xử lý và quản lý theo quy định để đảm bảo an toàn. Ảnh minh họa

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, danh mục chất thải nguy hại đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và xử lý chúng một cách an toàn. Để đạt được điều này, chính phủ và các tổ chức về môi trường cần thường xuyên kiểm tra, thiết lập các tiêu chuẩn và quy định một cách nghiêm ngặt để kiểm soát việc sản xuất, vận chuyển và xử lý các chất thải nguy hại. Các danh mục này sẽ giúp xác định các loại chất thải và cung cấp hướng dẫn về cách xử lý, lưu trữ và loại bỏ chúng một cách an toàn để tránh những ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người.

Việc nắm vững các chất thải nguy hại đối với các doanh nghiệp sản xuất, các hộ gia đình và tuân thủ các quy định liên quan là một phần quan trọng của việc bảo vệ môi trường và bảo vệ chính sức khỏe của con người. Chúng ta cần tăng cường nỗ lực nghiên cứu, tìm ra phương án xử lý chất thải nguy hại một cách triệt để và giảm thiểu tối đa sự nguy hiểm của chất thải độc hại. Đồng thời ứng dụng công nghệ vào xử lý, tái chế các chất thải này sao cho an toàn và hiệu quả sẽ là thách thức trong tương lai của toàn thế giới.

Quy định việc quản lý và xử lý chất thải nguy hại

Tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường cũng quy định về danh mục chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiếm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường cũng như yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt; Yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; Tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt;…

Theo đó, Thông tư quy định rõ chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường và mã chất thải được quy định tại Thông tư này.

Việc phân định chất thải công nghiệp phải kiểm soát là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại. Trường hợp chất thải công nghiệp phải kiểm soát chưa được phân định thì được quản lý như chất thải nguy hại; trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật đối với một số tính chất và thành phần nguy hại nhất định thì áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về bảo vệ môi trường của một trong các nước thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển.

Chất thải rắn công nghiệp thông thường được thu hồi, phân loại, lựa chọn để tái sử dụng, sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất.

Yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt, Thông tư nêu rõ, cần được bố trí bảo đảm kết nối hiệu quả giữa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý; bán kính phục vụ thu gom tại hộ gia đình, tổ chức, cá nhân và khoảng cách an toàn môi trường thực hiện theo quy định tại QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng được Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.

Điểm tập kểt phải bố trí thiết bị lưu chứa chất thải có dung tích phù hợp với thời gian lưu giữ, bảo đảm không rò rỉ nước ra môi trường; thực hiện vệ sinh, phun khử mùi sau khi kết thúc hoạt động; điểm tập kết hoạt động trong thời gian từ 18 giờ đến 06 giờ sáng hôm sau phải có đèn chiếu sáng;

Thông tư quy định cụ thể về yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Theo đó phương tiện cơ giới vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải dáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải. Xe chuyên dụng cuốn ép chất thải rắn sinh hoạt phải có thiết bị lưu chứa nước rỉ rác.

Phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải bảo đảm không rơi vãi chất thải rắn sinh hoạt, rò rỉ nước rỉ rác, phát tán mùi trong quá trình vận chuyển; phải vệ sinh, phun xịt khử mùi trước khi ra khỏi khu vực trạm trung chuyển, cơ sở xử lý và sau khi hoàn thành thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

Phương tiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân đến điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải bảo đảm không rơi vãi chất thải, rò rỉ nước ra môi trường trong quá trình hoạt động. Thiết bị lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt được lắp cố định hoặc có thể tháo rời trên phương tiện vận chuyển và phải bảo đảm lưu giữ an toàn, không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ và không ngấm, rò rỉ nước rác, phát tán chất thải, mùi ra môi trường.

Ưu tiên công nghệ đã được ứng dụng thành công, đạt tiêu chuấn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường về thiết bị xử lý, tái chế chất thải và phù hợp với điều kiện Việt Nam và được cơ quan có thấm quyền đánh giá, thẩm định theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, pháp luật về chuyển giao công nghệ; công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

An Dương 

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích