Đánh giá sự phù hợp – Công cụ nâng cao tính minh bạch và niềm tin trong nền kinh tế tuần hoàn

Nền kinh tế tuần hoàn làm giảm nhu cầu khai thác tài nguyên từ thiên nhiên đảm bảo sản phẩm được tái sử dụng nhiều lần nhất có thể và vật liệu được tái chế. Tài nguyên và năng lượng không còn bị lãng phí vì các sản phẩm phụ không mong muốn được đưa trở lại quá trình khác theo chu trình không bao giờ kết thúc.

Khi sản phẩm được chuyển từ người này sang người khác và vật liệu đã qua sử dụng tái nhập vào chuỗi giá trị, người tiêu dùng và doanh nghiệp cần được đảm bảo: Hàng hóa có còn an toàn và không bị hư hại không? Chúng có được thiết kế để tồn tại lâu dài không? Tiêu chuẩn ISO và các công cụ đánh giá sự phù hợp là công cụ hỗ trợ cho nền kinh tế thế giới thay đổi giúp giải quyết những thách thức, khó khăn nhất hiện nay.

 Ảnh minh họa.

Hầu hết các ngành, lĩnh vực đều bị đe dọa bởi tác động của biến đổi khí hậu, trực tiếp hoặc gián tiếp. Do đó nền kinh tế tuần hoàn là trọng tâm của hành động chống biến đổi khí hậu.

Các mô hình sản xuất và tiêu dùng không bền vững ngày nay được biết là nguyên nhân gây suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên và lãng phí, đồng thời làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng giữa các quốc gia. Cần phải hướng tới mô hình tuần hoàn hơn để xác định lại nền kinh tế xung quanh các nguyên tắc loại bỏ chất thải và ô nhiễm, đồng thời duy trì sử dụng sản phẩm, vật liệu càng lâu càng tốt.

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đã thành lập Ban kỹ thuật về kinh tế tuần hoàn ISO/TC 323 với mục tiêu tăng cường và tối đa các hoạt động về sự phát triển bền vững. 

Mặc dù tiêu chuẩn hiện tại đề cập đến các khía cạnh khác nhau của nền kinh tế tuần hoàn, nhưng đánh giá sự phù hợp cung cấp công cụ chứng minh các thông số kỹ thuật này được đáp ứng, từ đó mang lại niềm tin và sự tin tưởng cho thị trường. Được thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế tuần hoàn, đánh giá sự phù hợp bổ sung nội dung và độ tin cậy sản phẩm, quy trình, dịch vụ, hệ thống đáp ứng yêu cầu cụ thể, từ đó mang lại khả năng tái chế, khả năng tái sử dụng, khả năng nâng cấp…

Như vậy, hoạt động đánh giá sự phù hợp là công cụ giúp nâng cao tính minh bạch và niềm tin trong nền kinh tế tuần hoàn.

Nguyễn Thị Thu – Vụ HCHQ

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích