Đan Mạch: Đề xuất thuế phát thải CO2 cho nông nghiệp

Đan Mạch: Đề xuất thuế phát thải CO2 cho nông nghiệp

Mới đây, một Ủy ban chuyên gia ở Đan Mạch đã đưa ra đề xuất về việc áp dụng thuế phát thải CO2 cho ngành nông nghiệp. Điều này đã tạo ra nhiều tranh cãi và lo ngại về tác động của biện pháp này đối với ngành nông nghiệp và người lao động.

Ủy ban chuyên gia này đề xuất ba mức thuế khác nhau, với mức khởi điểm tương đối thấp là 750 kroner/tấn khí phát thải CO2. Tuy nhiên, nhóm này cũng thừa nhận rằng việc áp dụng thuế này có thể dẫn đến mất hàng nghìn việc làm trong ngành nông nghiệp. Tuy vậy, họ tin rằng tình trạng này có thể được bù đắp ở các lĩnh vực khác trong nền kinh tế.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. ITN

Theo GS. kinh tế Michael Svarer, người đứng đầu ủy ban cho biết, khoảng 800.000 người ở Đan Mạch thay đổi công việc mỗi năm. Họ có thể tìm việc làm trong mọi lĩnh vực khác nhau. Dự đoán cho thấy, với mức thuế cao nhất là 750 kroner/tấn CO2, có thể làm cho 8.000 người mất việc làm vĩnh viễn. Trong đó, việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ giảm 10% với mức thuế cao nhất và 2% với mức thuế thấp nhất. Tuy nhiên, các nhà chính sách đề xuất rằng việc đánh thuế CO2 là cần thiết để đạt được mục tiêu cắt giảm 70% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 so với năm 1990.
 
Tuy nhiên, các ý kiến phản đối đang nổi lên, với lo ngại về việc mất việc làm và khả năng cạnh tranh không công bằng với các nước không áp dụng thuế tương tự. Một số người cho rằng việc áp thuế CO2 đối với nông nghiệp có thể dẫn đến việc chuyển khí thải sang nước ngoài mà không giải quyết được vấn đề ô nhiễm toàn cầu.

Đáng chú ý, ủy ban cũng đã tính toán tác động của việc áp dụng thuế carbon lên giá các sản phẩm như thịt và sữa. Theo GS. Michael Svarer, mức thuế cao nhất sẽ khiến giá các sản phẩm này tăng dưới 4% vào năm 2030. Tuy nhiên, ủy ban tin rằng điều này không tạo ra sự bất bình đẳng, khi các yếu tố như tăng lương được tính đến.

Quyết định cuối cùng về việc áp dụng thuế phát thải CO2 cho ngành nông nghiệp tại hay không sẽ được quốc hội đưa ra dưới hình thức đa số ủng hộ dự luật.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích