Cú ngã đầu đời và bước ngoặt vươn lên thành công của chàng trai kỹ sư Mỏ – Địa chất

Cú ngã đầu đời và bước ngoặt vươn lên thành công của chàng trai kỹ sư Mỏ – Địa chất

Từ một chàng trai nghèo ở quê ra Hà Nội nhập học, Vũ Năng Tuyên nhanh chóng vướng vào cú ngã đầu đời nhưng anh đã vượt lên để thành công nhờ sự nỗ lực và nhạy bén.

Sinh ra và lớn lên tại xã Hùng Sơn – huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa, anh Vũ Năng Tuyên (sinh năm 1991) từng mơ ước trở thành Kỹ sư Mỏ Địa chất.

Ước mơ đó theo Tuyên từ khi anh còn là học sinh phổ thông vì thế vượt qua mọi khó khăn của một chàng trai sinh ra ở miền quê nghèo anh quyết tâm bằng mọi cách phải thực hiện niềm đam mê lớn của cuộc đời.

Với những nỗ lực đó, cánh cổng đại học đã mở ra với anh khi năm 2009 Vũ Năng Tuyên đỗ vào trường ĐH Mỏ Địa Chất trong niềm vui lớn của bản thân và gia đình.

Nhưng rồi niềm vui “ngắn chẳng tày gang”, trước cuộc sống chốn phồn hoa đô hội Tuyên nhanh chóng quên đi những lời dặn dò của bố mẹ, quên đi cuộc sống quê nhà khiến và nhanh chóng lao vào những dụ dỗ, đua đòi của bạn bè.

Vì thế thay vì ra trường như dự kiến vào năm 2014 thì mãi tận năm 2015 Tuyên mới cầm được trong tay tấm bằng Kỹ sư chuyên ngành Khai thác lộ Thiên – ĐH Mỏ Địa Chất cùng món nợ 25 triệu đồng là kết quả của nhiều năm đua đòi cùng chúng bạn.

“Món nợ đó là quá lớn đối với gia đình làm ruộng như nhà mình nên thực sự mình thấy có lỗi với bố mẹ rất nhiều”, Tuyên nhớ lại.

Theo lời kể của Tuyên, thực ra những năm sinh viên anh cũng đã đi làm thêm rất nhiều qua đủ công việc như bưng bê quán bia, xếp bóng bi-a, phụ bếp, bảo vệ, phát tờ rơi rồi tham gia hội đa cấp… nhưng tiền làm ra không đủ chi cho những đua đòi, mua sắm. Kết quả là thẻ sinh viên cũng một ngày trở thành hàng cắm nhưng vẫn không đủ trang trải.

Với cú ngã đầu đời cùng những trải nghiệm không lấy gì làm vui vẻ nên năm 2015 sau khi tốt nghiệp Tuyên quyết định từ bỏ Hà Nội như để quên đi những ký ức buồn sau 6 năm gắn bó để về quê xin làm giám sát an toàn cho Công ty Lilama 69-1 ở Khu công nghiệp Nghi Sơn.

Nhưng sau 3 tháng thử việc Tuyên nhận thấy bản thân không mấy mặn mà nên trong năm đó anh một lần nữa quyết định quay trở lại Hà Nội để làm lại từ đầu.

Nói thì vậy nhưng con đường lập nghiệp của một sinh viên mới ra trường không tiền, không kinh nghiệm quả thật gian nan. Thấy chúng bạn đã dần ổn định Tuyên tủi thân và xấu hổ lắm nên càng quyết tâm phải thành công.

Để có tiền trang trải cuộc sống Tuyên gác tấm bằng kỹ sư vốn không dễ dàng xin việc để ngày xin làm phụ bếp, tối làm thêm ở CLB Bi-a. Công việc vất vả, thu nhập không mấy khả quan lại thấy tương lai mù mịt, một lần nữa Tuyên lại nghỉ việc sau hơn nửa năm cày cuốc.

Empty
Empty

 Vũ Tuyên từng bán bánh và làm nhiều nghề khác nhau để trụ lại Hà Nội và lập nghiệp

Lần này Tuyên chuyển sang bán bánh Tokoyaki – Take Away là 1 loại bánh nướng Nhật Bản. Thời gian đầu tuy vất vả nhưng thu nhập từ việc bán bánh khá ổn có khi lên tới 400.000 đồng/ngày.

Có những ngày Tuyên phải dậy sớm từ 2 giờ sáng thuê xe đạp điện chạy lên chợ đêm Long Biên nhập Bạch Tuộc. Trên đường về xe hỏng phải dắt bộ gần 7km trong đêm khiến Tuyên trào nước mắt nghĩ cay đắng cho cuộc đời.

Cuối cùng những tủi nhục đó đã biến thành động lực để anh cố gắng và được đền đáp khi 2 tháng sau Tuyên mở được 2 quầy bánh ở cổng Học viện Tài Chính. Đó cũng là lúc anh nghĩ đến việc mở chuỗi ở Hà Nội. Nhưng niềm vui thật ngắn ngủi khi Hà Nội dẹp bỏ quán vỉa hè khiến ước mơ của Tuyên gần như tiêu tan.

Cứ vậy Tuyên một lần nữa rơi vào đa cấp rồi nợ nần và vòng quay cũ lại lặp lại với rất nhiều công việc không tên. Đáng tiếc những công việc đã trải qua đều không mang lại thành công cho anh ngoài những bài học kinh nghiệm anh học được để giúp ích sau này.

Nhớ lại những ngày đó Vũ Tuyên tâm sự: “Đó thực sự là những ngày mình thấy chán nản, bi quan khi cuộc sống bấp bênh được bữa nay lo bữa mai trong khi tương lai thì mù mịt không có lấy một người nâng đỡ, định hướng. Niềm tin duy nhất với mình lúc đó là phải làm sao để thành công, trả công ơn bố mẹ đã vất vả, lo lắng cho mình bao nhiêu năm qua”.

May mắn cho Tuyên, năm 2016 khi phụ bán điện thoại tại một cửa hàng ở Cầu Giấy anh đã quen được sếp là người tận tình chỉ dạy nên anh thăng tiến nhanh, cuộc sống có tí ổn định để đến năm 2017 Tuyên lập gia đình và mọi thứ dường như cũng từ đó khởi sắc hơn.  

Empty
Empty

Sau nhiều công việc Vũ Tuyên đã quyết định lập nghiệp với mặt hàng phụ kiện điện tử

Gác lại tấm bằng kỹ sư Mỏ – Địa chất chưa một ngày dùng đến, quyết định từ bỏ công việc làm thuê, tháng 6/2018 Tuyên khởi nghiệp với 2,5 triệu đồng làm vốn. Rất may nhờ sếp cũ tạo điều kiện anh tiếp cận được nguồn hàng điện tử uy tín và nhanh chóng phát triển.

Nhờ cách làm uy tín cộng với kinh nghiệm bao nhiêu năm mày mò với đủ công việc Tuyên dần chuyển từ mặt hàng rẻ tiền bán cho sinh viên sang những dòng sản phẩm chất lượng cho khách hàng gia đình, có tài chính. Hướng đi này mang lại cho Tuyên sự ổn định và nhanh chóng có được tệp khách hàng Vip.

Nhờ cách bán hàng uy tín, hậu mãi tốt với chính sách bảo hành tại nhà không tính phí, bảo hành không qua quy trình 5 bước nên cái tên Tuyên Vũ cũng từ đó được biết đến nhiều hơn trong lĩnh vực đồ điện tử gia dụng.

Với cách làm đó khách hàng đến với Tuyên ngày càng nhiều hơn và cuộc sống của vợ chồng anh cũng dần ổn định khi mua thêm được ô tô đi lại.

Empty

Nhờ cách làm uy tín, hậu mãi tốt nên cửa hàng của Tuyên đang dành được sự quan tâm, tin tưởng của nhiều người

Năm 2020 Tuyên đã mở được văn phòng đầu tiên tại Dịch Vọng – Cầu Giấy – Hà Nội. Cũng trong thời gian này tổ ấm của vợ chồng anh đã có thêm ngôi nhà mới trong niềm vui lớn của gia đình, bố mẹ.

“Công việc của mình đã dần ổn định hơn. Nhiều người đặt vấn đề hợp tác mở chuỗi cửa hàng… nhưng mình không muốn đi quá nhanh. Cuộc đời mình đã trải qua nhiều vấp ngã, lặn lội nên mọi thứ với mình giờ trở nên thận trọng hơn với phương châm chậm mà chắc”, Vũ Tuyên chia sẻ.

Với công việc kinh doanh các mặt hàng điện tử bằng hình thức online và bán hàng tại cửa hàng cuộc sống của Tuyên đã hoàn toàn thay đổi. Nhờ cách làm uy tín, nhiệt tình nên cửa hàng anh đang dần đón thêm nhiều khách mới.

Tuyen Vu phu kien

Ở tuổi 30, sau nhiều vấp ngã Vũ Tuyên đã thành công trong công việc, cuộc sống

30 tuổi Tuyên có một gia đình hạnh phúc, có cuộc sống ổn định với nhà cửa, phương tiện đi lại đó là điều mà chỉ vài năm trước anh không dám nghĩ đến. Nhưng đó cũng là kết quả tất yếu cho một quá trình dài miệt mài biết đứng lên và phấn đấu của chàng trai dám bỏ quê ra phố học tập và lập nghiệp.

Bạn cũng có thể thích