Công viên Trung tâm thành phố New York – “phòng thí nghiệm” cho các nghiên cứu khí hậu

(TN&MT) – Công viên Trung tâm (Central Park), lá phổi xanh rộng 843 mẫu Anh (3,41 km²) của Thành phố New York (Mỹ) được cải tạo và mở rộng vào năm 1858, hiện là một “phòng thí nghiệm” cho các nghiên cứu về biến đổi khí hậu.

5khqffxmnbmrvavw35us2ngyxu.jpg

Công viên Trung tâm của New York nhìn từ hướng Bắc trên đỉnh khách sạn Essex House ở phía Nam của công viên này. Ảnh: Reuters

Vào đầu năm nay, Phòng thí nghiệm Khí hậu của Công viên Trung tâm đã được thành lập bởi 2 tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Thành phố New York, gồm Khu Bảo tồn Công viên Trung tâm và Khu Bảo tồn Khu vực Tự nhiên.

Các nhà nghiên cứu của Phòng thí nghiệm này muốn sử dụng dữ liệu từ vệ tinh và trên mặt đất để nghiên cứu các mô hình theo mùa và phương pháp ứng phó với thời tiết thay đổi của động, thực vật.

Giáo sư địa lý và khoa học đô thị hóa Karen Seto tại Trường Đại học Môi trường thuộc Đại học Yale mong muốn công viên sẽ là nơi đưa ra các giải pháp góp phần chống biến đổi khí hậu.

Giáo sư Seto cho biết, các thành phố cũng sẽ là một phần của giải pháp chống biến đổi khí hậu. “Chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp thông tin chính sách về cách quản lý tốt nhất các tài sản trong công viên để không gian xanh có thể tiếp tục giúp giảm nhiệt, làm sạch không khí…”, Giáo sư Seto nói thêm.

Trong thập kỷ qua, Công viên Trung tâm đã phải hứng chịu nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt bao gồm mưa lớn, bão tuyết, gió lớn, nắng nóng và giá lạnh khắc nghiệt.

Vào tháng 9/2021, chỉ trong 1 giờ, cơn bão Ida đã trút lượng mưa khoảng 80 mm xuống công viên, đánh bại kỷ lục được thiết lập chỉ 10 ngày trước đó.

Peter Haupt, người quản lý chăm sóc cây của Khu Bảo tồn Công viên Trung tâm cho biết, Phòng thí nghiệm đang thiết lập các công cụ để đo lường sự phát triển của cây. Người đã làm việc trong công viên gần 13 năm cho hay, mục đích cuối cùng là có thể đưa ra một số kết luận về việc biến đổi khí hậu đang tác động đến công viên như thế nào.

Bạn cũng có thể thích