Công ty đấu giá Lam Sơn Sài Gòn gửi kiến nghị đấu giá phế liệu lên Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh

Công ty đấu giá Lam Sơn Sài Gòn gửi kiến nghị đấu giá phế liệu lên Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh

Công ty đấu giá Lam Sơn Sài Gòn kiến nghị tách số lượng từng loại hàng hóa phế liệu theo HS code của danh sách đấu giá tài sản 432 container phế liệu tồn đọng tại các cảng biển đủ điều kiện nhập khẩu của Cục Hải Quan TP.Hồ Chí Minh

Ngày 15/08/2023 công ty đấu giá Lam Sơn Sài Gòn đã gửi kiến nghị lên Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh  về việc trong quá trình thực hiện hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản số 126/2023/HĐDVĐGTS ngày 04/08/2023 giữa Cục Hải Quan Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty đấu giá hợp danh Lam Sơn Sài Gòn , cụ thể là: 432 container phế liệu tồn đọng tại cảng biển đủ điều kiện nhập khẩu của Cục Hải Quan Thành phố Hồ Chí Minh, thì xảy ra vấn đề cho đến thời điểm gửi kiến nghị, phía bên công ty Lam Sơn chưa bán được hồ sơ nào cho khách hàng có nhu cầu mua hồ sơ tham gia đấu giá vì tất cả khách hàng đến tham khảo hồ sơ, mua đều không có mã HS 39153010.

tm-img-alt
tm-img-alt

Danh sách 432 container kèm mã hàng cụ thể

Trong quá trình bán hồ sơ tham gia đấu giá, công ty Lam Sơn nhận được hai văn bản kiến nghị của Công ty TNHH MTV Sản Xuất Minh Đăng, địa chỉ: Ấp Phước Thành, Xã An Phước, Huyện Châu Thành, Tỉnh Bến Tre. Và Công ty TNHH MTV Nam Anh Phát, địa chỉ: Thửa đất số 1326, tờ bản đồ số 42, Ấp An Sơn, Xã Anh Điền, Thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương.

Hai văn bản kiến nghị có nội dung cơ bản: “Kiến nghị tách số lượng từng loại hàng hóa theo HS code của danh sách đấu giá tài sản 432 container phế liệu tồn đọng và mã HS 39153010 là nhựa phế liệu dạng Plastic từ các polyme từ vinyl clorua dạng xốp, không cứng, theo quyết định số 13/2023/QĐ-TTg ngày 22/05/2023 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài về làm nguyên liệu sản xuất thì mã HS 39153010 không có trong danh mục được cấp phép và nhập khẩu, chính vì vậy đa số các nhà máy đều không có mã HS 39153010”.

Ngoài ra , hiện tại những công ty có giấy phép nhập khẩu phế liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp do điều kiện từng nhà máy khác nhau thì mỗi công ty  lại có xin những mã hàng hóa phù hợp với nhu cầu và chức năng riêng của từng nhà máy mà không thể đáp ứng hết các mã yêu cầu. Do đó, tạo rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận được với những lô hàng trên.

 Có thể nhận thấy rằng, như danh mục số 3 theo công văn 0815/TB-LS có mã hàng hóa là 47071000 là phế liệu giấy, 76020000 là phế liệu nhôm. Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp được cấp giấy phép theo một loại phế liệu được nhập khẩu về sản xuất làm nguyên liệu. nên không có doanh nghiệp nào được cấp phép có phế liệu nhựa, giấy, nhôm cùng lúc. Do đó mục số 3 sẽ không có doanh nghiệp nào đủ điều kiện để tham gia đấu giá. Hiện tại 5 mục đấu giá theo thông báo thì không có công ty nào đủ điều kiện để tham gia đấu giá theo quy định.

 Nhằm thực hiện công việc đấu giá tài sản được đúng quy định của pháp luật và tạo điều kiện thuận lợi nhất cũng như thu hút được đông đảo khách hàng đủ điều kiện, có nhu cầu mua tài sản nhằm mục đích phục vụ sản xuất kinh doanh của quý khách hàng. Công ty đấu giá Lam Sơn đã gửi kiến nghị số 0884/CV/LS  tới Cục Hải quan Thành phố Hồ chí Minh để nghiên cứu xem xét phân chia lại các lô tài sản hiện đang bán đấu giá sao cho thuận lợi nhất và thu hút được đông đảo khách hàng tham gia trong quá trình tổ chức đấu giá./.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích