Công ty Cổ phần DAP tăng cường sản xuất theo định hướng xanh, đáp ứng TCVN 11833:2017

Nói tới thạch cao phospho, đây là sản phẩm tái chế từ bã thải của quá trình sản xuất add trihydro tetraoxophosphat (H3PO4) dùng làm phụ gia điều chỉnh thời gian đông kết cho xi măng. Các doanh nghiệp thạch cao phospho dùng để sản xuất xi măng ngoài việc bắt buộc phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy để khẳng định chất lượng sản phẩm theo QCVN 16:2019/BXD trước khi mang hàng hóa ra thị trường tiêu thụ thì cũng cần phải đáp ứng yêu cầu quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11833:2017. Theo đó, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11833:2017 quy định chỉ tiêu kỹ thuật của thạch cao phospho dùng làm phụ gia điều chỉnh thời gian đông kết cho xi măng phải thỏa mãn các chỉ tiêu kỹ thuật nêu ở Bảng 1.

Bảng 1 – Yêu cầu kỹ thuật đối với thạch cao phospho

Tên chi tiêu

Mức

1. Hàm lượng CaSO4.2H2O, %, không nhỏ hơn

75

2. Hàm lượng phospho pentoxide hòa tan (P2O5 hòa tan), %, không lớn hơn

0,1

3. Hàm lượng phospho pentoxide tổng (P2O5 tổng), %, không lớn hơn

0,7

4. Hàm lượng fluoride tan trong nước (Fhòa tan), %, không lớn hơn

0,02

5. Hàm lượng fluoride tổng (Ftổng), %, không lớn hơn

0,6

6. pH, không nhỏ hơn

6,0

7. Độ ẩm, % (*)

Yêu cầu công bố

8. Chỉ số hoạt độ phóng xạ an toàn (I), không lớn hơn

1

(*) Yêu cầu về độ ẩm theo thỏa thuận giữa bên mua và bên bán.

Thạch cao phospho ngoài thỏa mãn các yêu cầu trong Bảng 1 còn cần phải thỏa mãn yêu cầu cơ lý khi đưa vào xi măng nêu ở Bảng 2.

Tên chỉ tiêu

Mức

1. Mức tăng lượng nước tiêu chuẩn so với xi măng đối chứng, %, nhỏ hơn

1

2. Chênh lệch thời gian kết thúc đông kết so với xi măng đối chứng, h, nhỏ hơn (**)

2

3. Độ ổn định thể tích thử theo khuôn Le Chatelier (***)

Không đổi so với mẫu đối chứng

4. Mức giảm cường độ nén so với xi măng đối chứng, % không lớn hơn

– 3 ngày ± 45 min

5

– 28 ngày ± 8 h

5

5. Mức giảm độ lưu động của vữa xi măng so với xi măng đối chứng, %, nhỏ hơn

5

6. Mức ăn mòn cốt thép so với xi măng đối chứng

Không thay đổi dạng đường cong điện thế – thời gian

7. Tính tương thích giữa xi măng và phụ gia giảm nước, so với xi măng đối chứng

– Mức giảm độ lưu động của hồ xi măng sau trộn, %, không lớn hơn

10

– Mức tăng tổn thất độ lưu động của hồ xi măng sau 60 min, %, không lớn hơn

5

(**), (***) Thời gian kết thúc đông kết, độ ổn định thể tích của mẫu xi măng thí nghiệm phải đảm bảo thỏa mãn theo các tiêu chuẩn về xi măng hiện hành.

Một trong những đơn vị sở hữu những sản phẩm đáp ứng tốt Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11833:2017 chính là Công ty Cổ phần DAP (Vinachem). Để có được những thành quả này, Công ty Cổ phần DAP (Vinachem) đã triển khai và ứng dụng nhiều thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất, hướng đến xây dựng nhà máy xanh, phát triển bền vững.

Là một trong những đơn vị sản xuất phân bón, mang đặc thù thường xuyên tiếp cận với hóa chất, có khả năng gây ô nhiễm cao, Công ty Cổ phần DAP – thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) những năm vừa qua đã triển khai nhiều giải pháp, ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu nguồn phát thải ra môi trường.

Giai đoạn năm 2016, thị trường phân bón Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu suy giảm do lượng phân bón nhập khẩu từ nước ngoài được đưa về ồ ạt, gây dư thừa nguồn cung trong khi nhu cầu lại thấp. Điều này khiến cho giá bán phân bón trên thị trường giảm sâu, nhiều công ty sản xuất phân bón và hóa chất của Việt Nam rơi vào tình trạng khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.

Để đối phó suy thoái, ban lãnh đạo Công ty Cổ phần DAP – Vinachem đã nhanh chóng xây dựng chiến lược trong tình hình mới, hướng đến tái cấu trúc hoạt động kinh doanh; xây dựng đội ngũ quản trị theo hướng tinh gọn, hiệu quả; chuyển đổi mô hình sản xuất của nhà máy theo định hướng xanh, phát triển bền vững. Trọng tâm chính là tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động sản xuất, quản trị nhà máy, nâng cao chất lượng sản xuất, tiết kiệm chi phí đầu vào, giảm giá thành đầu ra của sản phẩm.

 Công ty Cổ phần DAP là đơn vị sản xuất phân bón tạo ra sản phẩm thạch cao nhân tạo đáp ứng tốt tiêu chuẩn TCVN 11833: 2017

Trong công tác sản xuất, công ty đã áp dụng nhiều giải pháp nhằm tăng tính ổn định về công nghệ, giảm thiểu nguồn chất thải ra môi trường, nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng. Đồng thời, công tác bảo vệ môi trường cũng được ban lãnh đạo công ty nhấn mạnh, tăng cường đầu tư nhằm hạn chế cao nhất tác động từ quá trình sản xuất ra tự nhiên. Với chất thải thạch cao, công ty đã và đang thực hiện quá trình quản lý, lưu trữ và xử lý theo đúng yêu cầu. Toàn bộ bãi chứa được thiết kế, thi công biện pháp gia cố chống sạt trượt và chống thấm, với tổng số vốn đầu tư trên 18 tỷ đồng. Nước róc từ bãi chứa được thu gom, bơm quay trở lại sản xuất, đảm bảo không có phát sinh rò rỉ ra môi trường bên ngoài.

Để giảm thiểu lượng lưu trữ thạch cao tại các bãi chứa, Công ty Cổ phần DAP – Vinachem còn kết hợp với Nhà máy chế biến thạch cao nhân tạo Đình Vũ để chuyển đổi bã thải thạch cao thành các sản phẩm nhân tạo mới, có khả năng tái sử dụng như: sản phẩm thạch cao nhân tạo làm phụ gia xi măng, vật liệu san nền.

Đây là những sản phẩm được đánh giá có chất lượng tốt, đáp ứng tiêu chuẩn TCVN 11833: 2017 cho sản xuất xi măng, được nhiều đơn vị trong nước từng bước đưa vào sử dụng như: Nghi Sơn, Thăng Long, Hải Phòng, Hoàng Thạch, Sông Thao, Bắc Giang, Bút Sơn,… Tính đến tháng 7/2021, lượng thạch cao PG sản xuất ra của công ty đã đạt khoảng 50 nghìn tấn/tháng (khoảng 600 nghìn tấn/năm), tương đương mức bã thải ra của công ty trong cùng thời điểm.

Trên cơ sở kết quả đề tài nghiên cứu của Viện Vật liệu xây dựng, năm 2018, Công ty Cổ phần DAP còn phối hợp triển khai thử nghiệm thành công phương án chế biến thạch cao PG làm cốt móng đường giao thông. Đề tài nhận được sự quan tâm từ nhiều đơn vị, cơ sở sản xuất, hiện đang được cơ quan quản lý nghiên cứu ban hành tiêu chuẩn.

Song song với việc nâng cao sản xuất, giảm thiểu tác động ra môi trường, Công ty Cổ phần DAP – Vinachem còn nỗ lực “xanh hóa” cơ sở, nhà máy sản xuất, hướng tới xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp theo mô hình nhà máy công viên trong tương lai. Được thực hiện từ hơn 10 năm trước, tại các khu vực sản xuất, ban lãnh đạo công ty tiến hành lên ý tưởng, triển khai việc lồng ghép thêm các vườn cây, ao cá, hồ sinh thái,… Đến nay, những nỗ lực này đã đem đến kết quả cụ thể, giúp tạo ra không gian lao động hài hòa, hấp dẫn. Đối với hồ chứa bãi thải, công ty cũng tăng cường trồng cây mới theo kiểu bậc thang, biến khu vực lưu trữ thải thành khu vực xanh, thân thiện môi trường.

Để đảm bảo tính kiên định của chiến lược xây dựng nhà máy xanh, công ty cũng triển khai nhiều giải pháp vận động, tuyên truyền tới đoàn thanh niên và công đoàn viên trong nhà máy về việc trồng, chăm sóc cây xanh, vệ sinh công nghiệp, môi trường. Đồng thời, gắn việc bảo vệ môi trường đi liền với trách nhiệm mỗi cán bộ, công nhân viên thông qua việc đẩy mạnh công tác kiểm tra an toàn môi trường; công khai bình xét, tuyên dương khen thưởng kịp thời cá nhân, tập thể tiêu biểu trong công tác bảo vệ môi trường và xây dựng nhà máy xanh – sạch – đẹp.

Từ những hoạt động triển khai cụ thể, đến nay Công ty Cổ phần DAP – Vinachem đã trở thành một trong những lá cờ đầu của ngành sản xuất phân bón, hóa chất. Thời gian tới, đơn vị xác định tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, triển khai mạnh mẽ các giải pháp để tiếp tục xây dựng mô hình nhà máy xanh đáp ứng mục tiêu “xanh hóa”, phát triển bền vững mà lãnh đạo công ty đã đề ra.

An Dương 

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích