Công tác lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Công tác lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Theo dự kiến, công tác chuẩn bị hồ sơ Quy hoạch Thủ đô để xin ý kiến, tiếp thu hoàn thiện và trình các cấp có thẩm quyền theo quy định sẽ diễn ra từ tháng 10 – 11/2023.

Luật Quy hoạch 2017 ra đời đã thay đổi căn bản phương pháp lập quy hoạch, trong đó việc tích hợp quy hoạch là yêu cầu cốt lõi, được nghiên cứu đồng bộ và đảm bảo tính liên kết, thống nhất giữa các ngành, lĩnh vực, tránh chồng chéo, mâu thuẫn. Tuy nhiên, quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn do chưa có hướng dẫn cụ thể của các cơ quan chức năng, nhất là đối với đô thị lớn, đặc biệt như Hà Nội.

Ngày 31/7, UBND TP Hà Nội đã ban hành Văn bản số 690/TB-UBND, thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP tại Hội nghị triển khai công tác lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo dự kiến, Báo cáo giữa kỳ sẽ được gửi xin ý kiến các đơn vị trong tháng 8/2023. Hoàn thành Báo cáo cuối kỳ vào cuối tháng 9/2023. Chuẩn bị hồ sơ Quy hoạch Thủ đô để xin ý kiến, tiếp thu hoàn thiện và trình các cấp có thẩm quyền theo quy định. Dự kiến thời gian từ tháng 10 – 11/2023.

UBND TP yêu cầu các sở, ban, ngành TP, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai công tác lập Quy hoạch Thủ đô, phân công nội dung công việc cho từng cá nhân chủ trì, lãnh đạo phụ trách theo tinh thần 5 rõ; khẩn trương hoàn thiện các biểu mẫu và đề cương báo cáo, gửi Viện Nghiên cứu phát triển KT – XH Hà Nội trước ngày 2/8/2023.

tm-img-alt
Sớm tháo gỡ bất cập trong lập Quy hoạch Thủ đô. Ảnh IT

Phối hợp chặt chẽ với Viện Nghiên cứu phát triển KT – XH Hà Nội và các thành viên liên danh tư vấn trong quá trình khảo sát thực địa, tổ chức các buổi họp, tọa đàm, thu thập thông tin, dữ liệu.

Phối hợp với các bộ phận trực thuộc Bộ, ngành Trung ương để cập nhật các định hướng quy hoạch ngành quốc gia, đề xuất các quan điểm phát triển và mục tiêu chủ yếu, các định hướng ưu tiên, các phương án phát triển của ngành, lĩnh vực, địa bàn phục trách để tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô…

Đối với các thành viên liên danh tư vấn lập Quy hoạch Thủ đô, UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị phối hợp, đồng hành với cơ quan lập Quy hoạch Thủ đô và các đơn vị liên quan thực hiện các nội dung công việc đảm bảo chất lượng, tiến độ theo quy định.

Bên cạnh đó, phối hợp với cơ quan lập Quy hoạch Thủ đô, xây dựng kế hoạch và đề xuất nội dung khảo sát, tọa đàm với các sở, ban, ngành TP, UBND các quận, huyện, thị xã; triển khai tổ chức thực hiện trong tháng 7 – 8/2023.

Phối hợp tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm với các cơ quan có liên quan để thống nhất và giải quyết các vấn đề liên kết vùng và các nội dung quan trọng khác trong quá trình lập Quy hoạch Thủ đô.

Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, Cơ quan lập Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 phối hợp chặt chẽ với Viện Nghiên cứu phát triển KT – XH Hà Nội rà soát, nghiên cứu, xây dựng các định hướng phát triển, tổ chức không gian trong quá trình lập Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung, đảm bảo đồng bộ, thống nhất với Quy hoạch Thủ đô trong quá trình triển khai tổ chức nghiên cứu lập quy hoạch.

Đồng thời khẩn trương triển khai các thủ tục lựa chọn nhà thầu và tiếp tục thực hiện các công việc tiếp theo về định hướng phát triển không gian và đô thị, để phục vụ nghiên cứu, điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung.

Sở Tư pháp tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan tổ chức rà soát, hoàn thiện các nội dung chính sách đề xuất, phối hợp với Bộ Tư pháp để hoàn thành dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) theo kế hoạch đề ra.

Theo phân công nhiệm vụ: Viện Nghiên cứu phát triển KT – XH Hà Nội được giao lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội được giao lập Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Sở Tư pháp được giao chủ trì phối hợp xây dựng Luật Thủ đô sửa đổi. Ngày 7/3/2022, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 313/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Quyết định, phạm vi quy hoạch gồm phần lãnh thổ Thủ đô Hà Nội với tổng diện tích tự nhiên là 3.358,6 km2.

Theo Nhiệm vụ được phê duyệt, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội phải thể hiện được quan điểm đổi mới mạnh mẽ tư duy phát triển, nhất là đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ giữa các ngành trên địa bàn; tận dụng tối đa lợi thế phát triển từ các dự án kết cấu hạ tầng động lực về giao thông, du lịch, dịch vụ đã có và đang nghiên cứu đầu tư.

Trong 10 năm qua, Hà Nội đã phê duyệt 66/68 đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu. Tỷ lệ diện tích phủ kín của các quy hoạch chung đạt 97,78%, quy hoạch phân khu đô thị trung tâm đạt 83,86% (tính chung tỷ lệ đạt 95,05%), triển khai lập và hoàn thành phê duyệt 8/9 quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, một khối lượng lớn các quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, chỉ giới đường đỏ, quy hoạch đặc thù.

Đối với quy hoạch, rà soát điều chỉnh quy hoạch đô thị, UBND TP đã phê duyệt 39 đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị với tổng diện tích khoảng 539,9 ha; phê duyệt 15 đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết (tương đương lập mới) với tổng diện tích 322,7ha và 65 đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 966,6ha.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích