Công nghiệp 3.5 nhằm quản lý chuỗi cung ứng bền vững: Thách thức và tầm nhìn
Nghiên cứu “Công nghiệp 3.5 nhằm quản lý chuỗi cung ứng bền vững: Thách thức và tầm nhìn” của nhóm chuyên gia quốc tế bao gồm TS. Ming-Lang Tseng, Đại học Asia; TS Chen-Fu Chien, Đại học Quốc gia Tsing Hua; Kathleen Aviso, Đại học De La Salle; và TS. Hà Minh Hiệp, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là nỗ lực nghiên cứu nhằm tìm ra những thách thức và tầm nhìn cho mục tiêu nêu trên.
Công nghiệp 3.5 đã thu hút sự chú ý đáng kể trong những năm gần đây bởi xu hướng toàn cầu của quá trình chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang sản xuất thông minh. Được đề xuất như một mô hình chuyển đổi từng bước sang sản xuất thông minh tại các doanh nghiệp hiện có, Công nghiệp 3.5 là chiến lược kết hợp giữa Công nghiệp (Industry) và Công nghiệp 4.0 nhằm mục đích quản lý đổi mới sáng tạo mang tính đột phá, hỗ trợ các quyết định sản xuất thông minh và thích ứng với các nhu cầu chuyển đổi công nghiệp, những tác động kinh tế-xã hội của quá trình chuyển đổi, đồng thời xem xét tính bền vững.
Đặc biệt, Công nghiệp 3.5 tối ưu hóa, tích hợp các công nghệ như kết nối mạng (networking), chuyển đổi kỹ thuật số và tối ưu hóa hệ thống sản xuất hiện có để đáp ứng sự thay đổi của nhu cầu thị trường từ sản xuất hàng loạt sang tùy chỉnh hàng loạt trong mạng lưới chuỗi cung ứng.
Bên cạnh việc phát triển công nghệ mới, Công nghiệp 3.5 còn nhấn mạnh nâng cao hệ thống sản xuất, bao gồm tích hợp phần mềm, thay đổi quản lý và khả năng phân tích của doanh nghiệp. Trong bối cảnh quản lý SSCM, các công ty có thể giành lợi thế cạnh tranh bằng cách triển khai các nền tảng sản xuất đổi mới sáng tạo tập trung vào tính bền vững, trái ngược với việc thực hiện chuyển đổi hoàn toàn như trước, các công nghệ công nghiệp 3.5 như trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn (Big data) có thể là các giải pháp cho phép sản xuất thông minh và giảm thiểu chất thải theo hướng SSCM.
Các mô hình kinh doanh mới và sự thay đổi trong quy trình sản xuất có tác động đáng kể đến môi trường và việc sử dụng nguồn lực toàn cầu trong mạng lưới chuỗi cung ứng. Sự khan hiếm tài nguyên toàn cầu và thiệt hại sinh thái ngày càng gia tăng đòi hỏi phải chú trọng hơn đến việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, ngành công nghiệp cũng đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng trong việc duy trì tính bền vững trong quá trình sản xuất, qua đó việc áp dụng chuỗi cung ứng đa chức năng ngày càng gia tăng. Để giải quyết những thách thức này, các cơ sở sản xuất hiện tại phải được tăng cường để tạo điều kiện chuyển đổi bền vững và đáp ứng nhu cầu sản phẩm mới, đồng thời quản lý hợp lý tài nguyên và mức tiêu thụ năng lượng để giảm tác động môi trường và thúc đẩy các hoạt động sản xuất thân thiện với môi trường.
Nghiên cứu của nhóm chuyên gia nhằm mục đích giải quyết các thách thức, phát triển nghiên cứu và tầm nhìn về Công nghiệp 3.5 cho SSCM, hướng dẫn các hướng nghiên cứu và phát triển trong tương lai cho SSCM nhằm tạo điều kiện chuyển dịch thành công cho Công nghiệp 3.5 và Công nghiệp 4.0.
Tham khảo: https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/13675567.2024.2305008
Anh Vũ