Công nghệ Plasma và ứng dụng xử lý rác thải

Công nghệ Plasma và ứng dụng xử lý rác thải

Vừa qua, Công ty CP Khoa học công nghệ Petech (TP Hồ Chí Minh) phối hợp Hội Gặp gỡ Việt Nam tổ chức Hội thảo Plasma và ứng dụng xử lý chất thải rắn

tm-img-alt
Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: Tư liệu

Hội thảo thu hút hơn 60 đại biểu là cán bộ, nhà quản lý đến từ các sở, ngành, viện, trường trong tỉnh tham dự như: Sở Khoa học & Công nghệ Bình Định, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở NN&PTNT, Trường ĐH Quy Nhơn, Công ty CP Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định.

Tại Hội thảo, TS.Lê Nguyên Ngân – Viện Công nghệ Nano cho biết, Plasma được ứng dụng nhiều trong khoa học, lĩnh vực Y/Sinh học và công nghiệp (chế tạo vật liệu mới, phát xa ánh sáng từ Plasma, động cơ đẩy Plasma, xử lý môi trường…). Theo TS. Lê Nguyên Ngân, công nghệ Plasma sẽ được ứng dụng rộng rãi trong tương lại, đặc biệt trong lĩnh vực phân hủy các chất thải độc hại.

“Hầu hết các vật liệu phế thải được làm từ các nguyên tử giống như mọi thứ khác, vấn đề duy nhất là cấu trúc của chúng. Khí hóa plasma phá hủy hoàn toàn cấu trúc đó. Ngay cả những chất độc khủng khiếp nhất cũng bất lực khi phá vỡ mọi liên kết nguyên tử của chúng. Đó là lý do tại sao khí hóa Plasma đang được dùng để phá hủy vũ khí hóa học” – TS. Lê Nguyên Ngân gợi mở.

Bởi theo TS. Lê Nguyên Ngân, đó là một cách đặc biệt thông minh để xử lý chất thải độc hại và xử lý hầu hết các chất thải khác. “Nó tốn năng lượng để vận hành, nhưng các phản ứng nhiệt hạch Plasmas sẽ cung cấp cho chúng ta năng lượng đó và chúng ta sẽ nhận được các sản lượng hữu ích thay vì lấp đầy hành tinh vô cùng hữu hạn của chúng ta bằng rác” – TS. Lê Nguyên Ngân chia sẻ.

Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu được nghe kỹ sư Phan Trí Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Khoa học công nghệ Petech phổ biến nội dung Plasma và ứng dụng xử lý chất thải rắn, như: Các vấn đề nan giải của rác thải tại Việt Nam; Đặc điểm kỹ thuật của hệ thống Plasma PJMI; Tính bền vững của xử lý rác thải bằng công nghệ Plasma.

Ngoài ra, đại biểu còn được báo cáo viên thông tin các vấn đề khác, như: Hợp tác giữa Viện Công nghệ Nano (INT) và Công ty CP Khoa học công nghệ Petech trong lĩnh vực xử lý nước thải và chất thải rắn; công nghệ Plasma: Lĩnh vực ứng dụng và xử lý chất thải; kinh nghiệm sản xuất và ứng dụng lò Plasma và Plasma Torch để xử lý chất thải rắn.

Hội thảo được tổ chức nhằm thúc đẩy hoạt động phát triển và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực xử lý rác thải.

Minh Ngọc (T/h)

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích