Công dụng không ngờ từ sắn dây với sức khỏe người dùng không phải ai cũng biết
Sắn dây thuộc cây họ đậu, toàn bộ cây từ củ, rễ, thân, lá, hoa, hạt v.v đều có thể dùng làm thuốc, nhưng chủ yếu người ta sử dụng củ của nó, vừa có giá trị dinh dưỡng lại vừa chữa được bệnh. Theo Đông y, củ sắn dây có vị ngọt, tính bình, hơi mát, có công năng giải biểu, thanh nhiệt, sinh tân …
Thành phần chính của bột sắn dây là tinh bột và các chất soybean flavone, isofvane có tác dụng làm giãn động mạch vành và động mạch não, hạ thấp đường trong máu, làm hết co giật cơ bắp, hạ nhiệt, giải khát… Chính vì thế, cả đông y lẫn y học hiện đại đều công nhận bột sắn dây có tác dụng giải rượu thần kì mà không có bất cứ loại thuốc nào làm được.
Uống nước sắn dây là một trong các cách giải rượu hiệu quả cho người say. Ảnh minh họa
Hoa sắn dây thu hái vào cuối thu, đầu đông, khi chưa nở. Theo đông y, hoa sắn dây gọi là cát hoa, có vị ngọt, mát, không độc; dùng chữa sốt cao, khát nước, nôn mửa, đi cầu ra máu. Đặc biệt, hoa sắn dây là vị thuốc giải rượu rất có hiệu quả. Ngày dùng 12-16gr, sắc uống. Nếu giải độc rượu nên dùng khoảng 30-40gr, sắc đậm đặc, cho bệnh nhân uống sẽ làm cơ thể nôn ra hết, dần dần tỉnh lại.
Những người nghiện rượu mạn tính, nếu quyết tâm cai rượu, hằng ngày nên uống nước vắt từ củ sắn dây, khoảng 20-30gr, cùng với việc giảm dần số lượng rượu cho đến khi có thể bỏ hẳn. Uống liên tục 6-8 tuần sẽ có kết quả.
Người Trung Quốc thường kết hợp sắn dây với hoa hòe trong một thang thuốc có tên là Cát hoa thang với công thức sắn dây 12-16gr, hoa hòe 12-16gr, nấu với 1 lít nước, sắc còn 700ml, dùng uống giải khát, giải khí độc do khí nóng và ẩm gây ra, phòng ngừa các bệnh ngoài da khi thời tiết oi bức như rôm sảy, mụn nhọt, ghẻ ngứa…, dùng giải độc rượu và rất tốt cho người bị đại tiện ra máu, cao huyết áp, đái tháo đường.
Cách pha nước sắn dây giải rượu: Người bị say rượu có thể giải rượu bằng cách cho uống nước vắt từ củ sắn dây, thêm ít muối. Hoặc dùng bột sắn dây khuấy với nước sôi, thêm ít muối để ăn.
Hòa Lê (T/h)