Công cụ PDCA và kiểm soát trực quan mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp chế biến thực phẩm?

Công cụ PDCA (Lên kế hoạch – thực hiện – kiểm tra – hành động)

Công cụ PDCA là mô hình cơ bản đối với cách tiếp cận hệ thống để cải thiện và giải quyêt vấn đề với doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Bốn bước phổ biến của PDCA có thể được áp dụng trong bất kì tình huống nào với những công cụ và kỹ thuật phù hợp.

Chu trình PDCA được sáng lập bởi Tiến sỹ Walter Shewhart (1891 – 1967) nhưng Tiến sỹ William Edwards Deming (1900 – 1993) lại khiến chu trình được biết đến rộng rãi đến mức hầu hết mọi người gọi đây là chu trình Deming. Vào thời gian đầu, người Nhật gọi nó là “chu trình Kanri (kiểm soát)”. Nó cũng được biết đến với tên “chu tình cải tiến”.

Trong một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS), chu trình PDCA có thể được áp dụng để giải quyết các vấn đề hoặc sự không phù hợp liên quan tới các sản phẩm, quy trình và các thực hành của doanh nghiệp. Trên cơ sở chủ động, chu trình PDCA có thể được sử dụng với những dự án cải thiện có cân nhắc đến việc cải tiến một cấp độ cao hơn rất nhiều so với bất kì cấp độ nào trước đó.

 PDCA và Kiểm soát trực quan có thể giúp doanh nghiệp chế biến thực phẩm giải quyết được nhiều vấn đề đang tồn đọng.

Kiểm soát trực quan

Kiểm soát trực quan là phương pháp mà chỉ cần nhìn cũng có thể đánh giá ngay được điều kiện của cơ sở chế biến và sản xuất thực phẩm. Với Kiểm soát trực quan, mọi người có thể nhận ra sự bất thường một cách kịp thời và thực hiện hành động cần thiết. Hơn nữa, thông tin trực quan dễ hiểu và thúc đẩy tính kỉ luật, sự hợp tác tại cơ sở làm việc đặc biệt là khi công nhân chưa được đào tạo hoặc tập huấn chuyên sâu.

Khi áp dụng Kiểm soát trực quan doanh nghiệp chế biến và sản xuất thực phẩm sẽ quản lý được dấu hiệu của dòng vật liệu/sản phẩm/công nhân và khu vực lối đi; Sơ đồ bố trí mặt bằng, địa điểm thể hiện mức độ khác nhau của các khu vực vệ sinh; Biểu hiện/đường ranh giới giữa khu vực lưu kho các nguyên liệu thô, đang chế biến và sản phẩm hoàn thiện; Biểu hiện/đường ranh giới giữa các khu vực dành riêng cho sản phẩm không phù hợp/hết hạn sử dụng/kiểm dịch/bị trả lại..;

Các biển báo về quá trình là các điểm kiểm soát tới hạn (CCP), khu vực cấm…; Quy trình/thủ tục vận hành với các sơ đồ và minh họa; Giới hạn chấp nhận/từ chối mẫu; Bảng biểu tỷ lệ chấp nhận/từ chối; Kết quả kiểm tra/thanh tra; Công văn/bẳng giao hàng; Quá trình sản xuất hàng ngày và hàng tháng.

Phương Nam

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích