Chuyên gia khuyến cáo những loại thực phẩm ‘tàn phá’ thận nên tránh để bảo vệ sức khỏe

Theo Tổ chức Thận Quốc gia Mỹ, hai nguyên nhân chính gây bệnh thận là tiểu đường và huyết áp cao. Tuy nhiên, khi những tình trạng này được kiểm soát, bệnh thận thường có thể được ngăn ngừa hoặc làm chậm lại. Lựa chọn thực phẩm lành mạnh và kiểm soát lượng đường, chất béo, natri và muối trong thực phẩm có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc quản lý các yếu tố nguy cơ bệnh thận và bảo vệ thận. Có nhiều thực phẩm có thể ảnh hưởng xấu tới thận. Do đó nếu muốn bảo vệ sức khỏe thận thì cần tránh những loại thực phẩm dưới đây.

Nước ngọt có gas

Tổ chức Thận Quốc gia Mỹ cho biết, người tiêu dùng nên tránh xa nước ngọt vì chugns không cung cấp lợi ích dinh dưỡng và chứa đầy đường – có thể là đường tự nhiên hoặc đường hóa học. Điều này dẫn đến thêm calo trong chế độ ăn và cuối cùng có thể gây tăng cân không mong muốn.

Các nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ giữa nước ngọt và các vấn đề như loãng xương, bệnh thận, hội chứng chuyển hóa và các vấn đề về răng miệng. Nước ngọt ăn kiêng có thể ít calo hơn, nhưng vẫn không cung cấp giá trị dinh dưỡng và thường chứa các chất phụ gia, bao gồm cả chất tạo ngọt nhân tạo. Hãy bỏ qua nước ngọt và chọn nước lọc. Nếu bạn không thích vị nước lọc, hãy thêm một vài lát trái cây tươi để tăng hương vị.

Nước ngọt là đồ uống gây hại thận nghiêm trọng nếu lạm dụng. Ảnh minh họa

Thịt nguội chế biến sẵn

Thịt chế biến sẵn có thể là nguồn cung cấp natri đáng kể và cũng chứa nitrat, một hợp chất có liên quan đến ung thư. Vì vậy nên chọn các loại thịt nạc tươi như gà tây hoặc gà và luôn chọn các loại thịt ít natri và ít nitrat.

Tổ chức Thận Quốc gia Mỹ cũng khuyến cáo mọi người hãy hạn chế sử dụng bơ để bảo vệ thận. Bơ được làm từ mỡ động vật và chứa cholesterol, calo và nhiều chất béo bão hòa. Bơ thực vật được làm từ dầu thực vật và chứa nhiều “chất béo tốt” hơn, nhưng có thể không phải là sự lựa chọn tốt hơn vì nó thường chứa chất béo chuyển hóa. Do đó hãy sử dụng dầu canola hoặc dầu olive thay cho bơ mỗi khi có thể. Nếu bạn cần một thứ gì đó để phết lên bánh mì, hãy chọn loại nào có lượng calo và chất béo bão hòa thấp và không chứa chất béo chuyển hóa.

Mayonnaise

Tổ chức Thận Quốc gia Mỹ cho biết, một thìa canh mayonnaise chứa đến 103 calo. Không chỉ chứa nhiều calo, mayonnaise còn có nhiều chất béo bão hòa. Mayonnaise ít calo và không béo có sẵn trên thị trường, nhưng chúng thường chứa nhiều natri và đường hơn, và có thể chứa các chất phụ gia khác. Một sự thay thế lành mạnh là thay mayonnaise bằng sữa chua Hy Lạp không béo, loại này giàu protein và có sự kết dính rất tốt để trộn các món salad.

Bữa ăn đông lạnh

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực phẩm chế biến sẵn có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2. Các bữa ăn đông lạnh hoặc chuẩn bị sẵn như pizza đông lạnh và bữa ăn có thể làm nóng trong lò vi sóng thường được chế biến rất nhiều. Quá trình chế biến này có thể chứa đường, natri và chất béo tuy nhiên, không phải tất cả các bữa ăn đông lạnh đều giống nhau.

Lý tưởng nhất là nên chuẩn bị thực phẩm tươi và nguyên chất khi có thể, nhưng nếu sự tiện lợi là yếu tố quan trọng, hãy đọc kỹ nhãn mác khi mua bữa ăn đông lạnh. Hãy tìm những loại có ghi “ít natri” hoặc “không thêm natri” và tránh các bữa ăn đông lạnh có thêm đường, chất độn hoặc bất kỳ phụ gia nào khác. Cân bằng bữa ăn bằng cách thêm trái cây và rau tươi nếu chúng không có trong bữa ăn đông lạnh.

Nội tạng động vật

Nội tạng động vật (như thận, gan, tim… của gia súc/gia cầm) thường có chứa hàm lượng purin cao. Ăn loại thực phẩm này quá nhiều có thể làm gia tăng nồng độ axit uric trong nước tiểu, qua đó tiềm ẩn nguy cơ hình thành sỏi thận.

Thực phẩm ngâm chua

Thực phẩm ngâm chua cũng được xem là thực phẩm không tốt cho thận. Thông thường, một lượng muối lớn sẽ được sử dụng trong quá trình ngâm chua thực phẩm, chẳng hạn như một cây dưa chua có thể chứa khoảng 283 mg natri.

Rượu bia

Uống nhiều rượu bia có thể tác động tiêu cực đến chức năng thận. Người đang bị bệnh thận cần hạn chế dùng rượu bia. Do rượu có thể tác động đến khả năng giữ cân bằng nước và chất điện giải trong thận. Qua đó dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng thận, làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Ngoài ra, sự hình thành sỏi thận còn có thể xảy ra do tình trạng mất nước khi uống rượu.

Một số loại hải sản

Mực, sò điệp… thường chứa nhiều purin trong thành phần. Dung nạp nhiều purin sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong máu, thúc đẩy sự hình thành sỏi thận. Thế nên, một số loại hải sản cũng được xem là các thực phẩm không tốt cho thận. Nếu đang bị bệnh thận, người bệnh cần hạn chế đưa các loại hải sản này vào khẩu phần.

Tôm đông lạnh, tôm đóng gói… thường có chứa thêm muối để gia tăng hương vị và chứa chất bảo quản giàu natri. Chẳng hạn, natri tripolyphosphate thường được thêm vào để giúp làm giảm tình trạng mất độ ẩm khi rã đông. Một phần tôm đông lạnh không tẩm bột 85 g có thể chứa đến 800 mg natri. Tôm chiên, tôm tẩm bột cũng có độ mặn tương tự. Ước tính trong 85 g cá ngừ đóng hộp chứa trung bình khoảng 247 mg natri. Người bị bệnh thận cũng cần thận trọng khi sử dụng loại thực phẩm này…

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5603:2023 về vệ sinh thực phẩm

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tiêu chuẩn này nhằm đưa ra các nguyên tắc chung để sản xuất thực phẩm an toàn và phù hợp cho nhu cầu tiêu dùng dựa trên các biện pháp kiểm soát vệ sinh và an toàn thực phẩm cần thiết được thực hiện trong sản xuất (bao gồm cả sản xuất ban đầu), chế biến, chuẩn bị, bao gói, bảo quản, phân phối, bán lẻ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, vận chuyển thực phẩm cũng như các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm cụ thể sẽ được áp dụng ở các bước nhất định trong toàn bộ chuỗi thực phẩm, khi thích hợp.

Các nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm: GHP và HACCP nhằm mục đích cung cấp các nguyên tắc và hướng dẫn về việc áp dụng các GHP được áp dụng trong toàn bộ chuỗi thực phẩm để cung cấp thực phẩm an toàn và phù hợp cho nhu cầu tiêu dùng; Cung cấp hướng dẫn về việc áp dụng các nguyên tắc HACCP; Làm rõ mối quan hệ giữa GHP và HACCP; Cung cấp cơ sở để có thể thiết lập các quy phạm thực hành dành riêng cho ngành và sản phẩm.

Mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần nhận thức được các mối nguy liên quan đến nguyên liệu, các thành phần khác, quá trình sản xuất hoặc chuẩn bị và môi trường mà thực phẩm được sản xuất và/hoặc xử lý, phù hợp với sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Tùy thuộc vào bản chất của thực phẩm, quá trình sản xuất thực phẩm và khả năng gây ra các ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe, để kiểm soát các mối nguy có thể áp dụng GHP, bao gồm, khi thích hợp, một số GHP cần được chú ý nhiều hơn vì chúng có tác động lớn hơn đến an toàn thực phẩm. Khi áp dụng riêng GHP không đủ để kiểm soát thì phải áp dụng kết hợp cả GHP và các biện pháp kiểm soát bổ sung tại các CCP.

Vân Thảo (T/h)

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích