Chung tay hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2021

Chung tay hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2021

MTĐT –  Thứ hai, 25/10/2021 10:41 (GMT+7)

Chung tay với thành phố, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội đã, đang nỗ lực vượt qua khó khăn, nỗ lực hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2021 ở mức cao nhất.

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến thành phố Hà Nội gặp nhiều khó khăn, thách thức trong việc hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra. Chung tay với thành phố, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội đã, đang nỗ lực vượt qua khó khăn, nỗ lực hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2021 ở mức cao nhất.

Trong bối cảnh chịu sự tác động tiêu cực của dịch Covid-19, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội thành phố Hà Nội đã triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ lớn, khó khăn, phức tạp, liên quan trực tiếp đển cuộc sống của nguời dân Thủ đô. Phó Chủ tịch Thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn cho biết, thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thành phố đã vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện nghiêm nguyên tắc “5K” của Bộ Y tế và các biện pháp giãn cách xã hội, không chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch bệnh…

Trong khi đó, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tập trung hướng về cơ sở, nắm chắc đời sống, thu nhập, việc làm của người lao động trong các doanh nghiệp; tập trung chỉ đạo thành lập các “Tổ an toàn Covid-19” tại doanh nghiệp. Đến nay, trên địa bàn thành phố đã có 4.339 doanh nghiệp thành lập được 11.512 “Tổ an toàn Covid-19”, thu hút 50.643 người tham gia; góp phần giữ vững an toàn sản xuất tại doanh nghiệp.

tm-img-alt
Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội chỉ đạo thành lập các “Tổ an toàn Covid-19” tại doanh nghiệp (Ảnh minh hoạ)

Các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội cũng đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để cùng tham gia vào công tác phòng, chống dịch bệnh Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội Lê Kim Anh cho biết, hội đã tập trung khai thác các nguồn lực từ xã hội hóa để hỗ trợ 7.433 suất quà với tổng trị giá 2,5-ty đồng cho phụ nữ yếu thế, lao động di cư…

tm-img-alt
Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội Lê Kim Anh

Tương tự, Hội Cựu chiến binh thành phố Hà Nội phát động đợt thi đua “Cựu chiến binh Thủ đô gương mẫu, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả, đoàn kết chung sức, đồnglòngphòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”, vận động ủng hộ hơn 18,3 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch; duy trì trên 60.000 lượt hội viên tham gia các tổ giám sat cộng đồng…

Bí thư Thành đoàn Hà Nội Chu Hồng Minh chia sẻ, trong thời điểm dịch bệnh xảy ra, các đoàn viên, thanh niên Thủ đô luôn đóng vai trò nòng cốt trong các đội tình nguyện, ứng trực tại các chốt trực, điểm thi, điểm lấy mẫu xét nghiệm diện rộng.

Trong khi đó, Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, trong đó có chương trình “Triệu bữa cơm – Hà Nội nghĩa tình” và đồng hành với nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, kết nối tiêu thụ nông sản…

Đánh giá về hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội thành phố, ủy viên Ban Thường vụ Thảnh ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản cho hay, từ đầu năm 2021 đến nay, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội thành phố đã bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm, tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân đồng lòng, chung sức phòng, chống dịch Covid-19. Từ đó, đã xuất hiện nhiều mô hình sáng tạo, hiệu quả, góp phần tích cực vào kết quả phòng, chống dịch của thành phố.

Những tháng cuối năm 2021, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội thành phố sẽ tập trung thực hiện 8 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, cùng với tiếp tục tuyên truyền thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và thành phố, Mặt trận Tô quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội thành phố sẽ đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước; thực hiện hiệu quả công tác giám sát phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền… Đồng thời rà soát các nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm, thực hiện tốt chủ đề công tác của thành phố: “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát trin”. Cùng với đó, tiếp tục tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực thi đua lao động, sản xuất, góp phần thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” của thành phố đó là vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế – xã hội; thực hiện nghiêm nguyên tắc “5K”, không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, qua đó chung tay, góp sức quyết tâm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2021 ở mức cao nhất.

Nhiều tổ chức tài chính quốc tế tiếp sức cho ngân hàng Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ được ưu tiên.

Các ngân hàng đã và đang xây dựng chính sách ưu đãi, danh mục ưu tiên dựa trên nguồn vốn nội sinh cũng như nguồn tín dụng từ các tổ chức quốc tế nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

Huy động mọi nguồn lực

Dịch Covid-19 đã tạo áp lực lớn cho doanh nghiệp. Một trong những yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước đặt ra với các ngân hàng là giúp cho doanh nghiệp có vốn, kết hợp với nguồn vốn của mình để có thể vượt qua khó khăn cũng như có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Với yêu cầu này, các ngân hàng đã huy động mọi nguồn lực để đưa ra những chính sách, giải pháp tài chính kịp thời, tối ưu.

Trên thực tế, cùng với nguồn vốn nội sinh, nhiều ngân hàng gần đây được các tổ chức tài chính quốc tế “rót” vốn, tiếp sức giúp họ có thể hỗ trợ nhiều hơn nữa các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn khó khăn này.

Mới đây, để hỗ trợ và giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ phục hồi sau đại dịch Covid-19, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) đã cấp khoản vay 40 triệu USD cho Ngân hàng SeABank. Đây là hợp phần đầu tiên của gói tài trợ lên đến 150 triệu USD nhằm giúp mở rộng cho vay cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, gia tăng cơ hội tiếp cận tài chính khí hậu và thúc đẩy thương mại quốc tế.

tm-img-alt
Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) đã cấp khoản vay 40 triệu USD cho Ngân hàng SeABank.

Trước đó, SeABank cũng được ADB nâng hạn mức bảo lãnh thực hiện các giao dịch thương mại với tổng giá trị giao dịch tại một thời điểm lên đến 30 triệu USD, đồng thời tiếp tục cấp hạn mức 5 triệu USD vay tuần hoàn kỳ hạn 6 tháng.

Cùng với SeABank, một số ngân hàng khác cũng được IFC tài trợ hàng trăm triệu USD vói mục tiêu giúp ngân hàng nâng cao năng lực bảo đảm rủi ro thanh toán trong tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp trong nước, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chia nhỏ đối tuợng hỗ trợ

Nhờ vào nguồn vốn huy động được, các ngân hàng có thêm dư địa để hỗ trợ nhiều hơn nữa cho doanh nghiệp, đồng thời tập trung vào phân khúc khách hàng mục tiêu của mình. Bà Lê Thu Thủy, Tổng Giám đốc SeABank cho hay: “Những khoản tài trợ kịp thời của các tổ chức tài chính quốc tế hàng đầu như IFC, ADB cho phép SeABank mở rộng hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp hơn vào thời điểm quan trọng này giúp họ có thêm nguồn vốn để vượt qua dịch Covid-19, đón đầu cơ hội phát triển mới, đồng thời góp phần cho sự ổn định của thị trường tài chính Việt Nam nói chung”.

Cũng theo bà Lê Thu Thủy, sự hỗ trợ của ngân hàng sẽ căn cứ theo đặc thù ngành nghề, chia nhỏ nhóm đối tượng, từ đó có các gói chính sách cụ thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn vốn. Điều này hoàn toàn phù hợp với mong muốn của doanh nghiệp bởi mỗi nhóm doanh nghiệp cần giải pháp tài chính khác nhau. Ví dụ như đối với doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, SeABank sẽ được IFC tư vấn xây dựng chiến lược ngân hàng dành cho phụ nữ bằng cách thu thập dữ liệu phân tách theo giới và xem xét giới là một phần quan trọng trong quá trình sàng lọc đầu tư và thẩm định .

Song song với những ưu đãi đặc thù, các ngân hàng gần đây đồng loạt công bố điều chỉnh lãi suất cho vay cho khách hàng bị ảnh hường bởi dịch Covid-19, tập trung vào một số ngành như vận tải kho bãi, dịch vụ lưu trú và ăn uống, giáo dục và đào tạo, y tế…

Đơn cử như SeABank giảm lãi suất tối đa 1%/năm so với mức lãi suất cho vay đang áp dụng đối với khoản vay cũ còn dư nợ của khách hàng hiện hữu; hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với hạn mức 2.000 tỷ đồng, lãi suất dao động 6,5-8%/năm; ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu với mức vay ưu đãi 5,6- 6,4%/năm đối với đồng Việt Nam, 2,6-3%/năm đối với USD.

Rõ ràng, những nỗ lực của hệ thống ngân hàng trong việc huy động nguồn vốn, chia sẻ khó khăn với cộng đồng doanh nghiệp là rất đáng ghi nhận. Sẽ có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ được tiếp sức, được ưu tiên, từ đó nhanh chóng khôi phục hoạt động kinh doanh, góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi nền kinh tế

Tài liệu tham khảo:                          

  1. 1.Hương Ly “Chung tay hoàn thàn các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2021” Báo HNM 23/10/2021
  2. 2. Ngân Thu“Các tổ chức quốc tế tiếp sức cho ngân hàng Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ được ưu tiên”

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển

                                                Nguyên Giám đốc Sở KH-CNMT Hà Nội

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích