Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành

Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chỉ đạo về việc đồng ý chủ trương Việt Nam tham gia đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa…

Tại nội dung chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang về việc đồng ý chủ trương Việt Nam tham gia đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đã chỉ rõ trách nhiệm của các bộ, ngành tham gia hoạt động đàm phán với việc phân công trách nhiệm, chủ trì đàm phán rõ ràng để đảm bảo tính khả thi của cam kết khi thực thi một Thỏa thuận có tính chất pháp lý toàn cầu về rác thải nhựa.

Theo đó, Bộ TN&MT sẽ chịu trách nhiệm quản lý và nội dung chủ trì đàm phán về cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý chất thải (trong đó có chất thải nhựa và chất thải nhựa đại dương); tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải nhựa; Quản lý, giảm thiểu, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, chất thải nhựa và chất thải nhựa đại dương; Trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu các sản phẩm nhựa, bao bì nhựa (EPR); Nhãn sinh thái đối với túi ni lông thân thiện môi trường và các sản phẩm thân thiện với môi trường; Đặt cọc hoàn trả để tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa; Mô hình thúc đẩy phát triển nền kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa; Đào tạo, truyền thông, nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân về quản lý, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải nhựa; Nhập khẩu phế liệu nhựa làm nguyên liệu sản xuất.

8-9-2-.jpg

Bộ Công Thương chịu trách nhiệm những nội dung đàm phán thuộc trách nhiệm quản lý như: Chính sách pháp luật liên quan đến sản xuất, nhập khẩu, tiêu dùng sản phẩm nhựa; Quản lý ngành công nghiệp nhựa (doanh nghiệp/cơ sở sản xuất tiêu dùng trong nước; Thương mại quốc tế liên quan đến sản phẩm nhựa; Giải pháp quản lý sản xuất và tiêu dùng bền vững liên quan đến sản phẩm nhựa; Lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm hàng hóa chứa vi nhựa; Sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường; Giảm thiểu chất thải nhựa, nhựa sử dụng một lần trong các Trung tâm thương mại, dân sinh.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm nội dung đàm phán liên quan đến chính sách pháp luật quản lý chất thải nhựa trong hoạt động sản xuất nông lâm, ngư nghiệp; Quản lý, theo dõi việc sử dụng và thải bỏ, xử lý chất thải nhựa trong hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp

Bộ Khoa học và Công nghệ phụ trách nội dung đàm phán thuộc trách nhiệm quản lý đó là: Nghiên cứu thử nghiệm đánh giá các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế túi nilon khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần; Nghiên cứu khoa học về tái chế, xử lý chất thải nhựa thành nguyên liệu, nhiên liệu; Chủ trì các nội dung sách liên quan đến chuyển giao công nghệ hiện đại trong sản xuất nhựa, xử lý chất thải nhựa thành nguyên liệu, nhiên liệu.

Bộ Y tế phụ trách nội dung đàm phán thuộc trách nhiệm quản lý về sức khỏe liên quan đến ô nhiễm chất thải nhựa; Quản lý ô nhiễm chất thải nhựa trong ngành y tế; Giảm thiểu chất thải nhựa, nhựa sử dụng một lần trong ngành y tế.

Bộ Ngoại giao phối hợp vận động tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ quốc tế cho đàm phán và thực hiện Thỏa thuận; Các hoạt động đối ngoại, thông tin tổng hợp kinh tế quốc tế liên qun đến chất thải nhựa; Các vấn đề về thủ tục pháp lý.

Bộ Tư pháp phối hợp Bộ TN&MT và các bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Luật Điều ước quốc tế năm 2016 và hỗ trợ vấn đề pháp lý, thủ tục và chính sách trong nước quốc tế có liên quan.

Các bộ: Tài chính, Kế hoạch đầu tư chủ trì các nội dung liên quan đến công tác tài chính thuế, phí lệ phí, các thủ tục xuất, nhập cảnh hàng hóa sản phẩm liên quan đến nhựa, chất thải nhựa; Cơ chế chính sách về tài chính nhằm hạn chế sử dụng túi ni-lông khó phân hủy; Bố trí nguồn lực tài chính phù hợp cho vận động, đàm phán thực thi Thỏa thuận; Chính sách ưu đãi với hoạt động tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải, chất thải nhựa…

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích