Chiêm ngưỡng 5 di tích cực kỳ quan trọng triều Nguyễn sắp được trùng tu

Điện Cần Chánh, lăng vua Tự Đức, lăng vua Thiệu Trị, Quốc Tử Giám và Đàn Nam Giao là 5 di tích cực kỳ quan trọng triều Nguyễn tại cố đô Huế sắp được trùng tu.

chiem nguong 5 di tich cuc ky quan trong trieu nguyen sap duoc trung tu

Tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 2 HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VIII mới đây, HĐND tỉnh đã biểu quyết thông qua 5 dự án bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị tổng thể di tích gồm: Quốc Tử Giám, lăng vua Thiệu Trị (giai đoạn 3), lăng vua Tự Đức (phần còn lại), Đàn Nam Giao (phần còn lại), điện Cần Chánh. (Trong ảnh là nền Điện Cần Chánh).

chiem nguong 5 di tich cuc ky quan trong trieu nguyen sap duoc trung tu

Ngày 21/10, ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xác nhận với PV, 5 di tích trên sẽ được trùng tu trong thời gian sớm sắp tới, giai đoạn từ 2022 đến 2025.

chiem nguong 5 di tich cuc ky quan trong trieu nguyen sap duoc trung tu

Điện Cần Chánh được xây dựng từ năm 1804, là một trong những công trình kiến trúc được xây dựng sớm nhất trong Hoàng Thành, nằm sau điện Thái Hòa. Điện Cần Chánh là nơi nhà vua thiết triều, thường tiếp sứ bộ ngoại giao, tổ chức yến tiệc của hoàng gia và triều đình của triều Nguyễn. Ngôi điện đã trở thành phế tích không còn gì do phá hủy bởi chiến tranh từ năm 1947.

chiem nguong 5 di tich cuc ky quan trong trieu nguyen sap duoc trung tu

Việc đầu tư tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh là rất cần thiết để phục hồi di sản thế giới đã được UNESCO công nhận. Dự án có tổng mức đầu tư là 199,943 tỷ đồng. Hiện ngôi điện Cần Chánh nhìn từ trên cao đã bị phá hủy hoàn toàn chỉ còn lại nền móng.

chiem nguong 5 di tich cuc ky quan trong trieu nguyen sap duoc trung tu

Trước đó, việc khảo sát và tìm các chứng cứ, tư liệu về ngôi điện này cũng như lên kế hoạch dựng lại ngôi điện đã tốn thời gian hơn 10 năm với sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài.

chiem nguong 5 di tich cuc ky quan trong trieu nguyen sap duoc trung tu

Ảnh: Điện Cần Chánh còn nguyên vẹn.

chiem nguong 5 di tich cuc ky quan trong trieu nguyen sap duoc trung tu

Lăng vua Tự Đức được xây dựng vào năm 1864, là một trong những khu lăng tiêu biểu, điển hình cho lối kiến trúc cảnh quan của kiến trúc truyền thống Huế. Thời gian qua, các công trình di tích thuộc quần thể Lăng vua Tự Đức đã được quan tâm đầu tư, tuy nhiên, do nguồn kinh phí khó khăn nên vẫn còn một số công trình quan trọng chưa được bảo tồn, tu bổ; hiện đang trong tình trạng hư hỏng xuống cấp nghiêm trọng cần được đầu tư kịp thời.

chiem nguong 5 di tich cuc ky quan trong trieu nguyen sap duoc trung tu

Dự án trùng tu lăng vua Tự Đức phần còn lại có tổng mức đầu tư là 99,823 tỷ đồng.

chiem nguong 5 di tich cuc ky quan trong trieu nguyen sap duoc trung tu

Tiếp đến là dự án trùng tu lăng vua Thiệu Trị giai đoạn 3. Tổng thể di tích Lăng vua Thiệu Trị đến nay đã tồn tại hơn 150 năm, hiện nay, các công trình kiến trúc thuộc tổng thể lăng vua đã bị xuống cấp rất nghiêm trọng. Vì vậy, cần thiết phải được đầu tư bảo tồn, tu bổ kịp thời.

chiem nguong 5 di tich cuc ky quan trong trieu nguyen sap duoc trung tu

Nhiều công trình tại lăng Thiệu Trị đã xuống cấp.

chiem nguong 5 di tich cuc ky quan trong trieu nguyen sap duoc trung tu

Dự án có tổng mức đầu tư 60,584 tỷ đồng.

chiem nguong 5 di tich cuc ky quan trong trieu nguyen sap duoc trung tu

Lăng vua Thiệu Trị nhìn từ trên cao phủ đầy bóng cây xanh.

chiem nguong 5 di tich cuc ky quan trong trieu nguyen sap duoc trung tu

Di tích Quốc Tử Giám được xem là “trường đại học” đầu tiên được xây dựng dưới triều Nguyễn ở Huế, công trình này được xây dựng, mở rộng nhiều lần dưới các triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.

chiem nguong 5 di tich cuc ky quan trong trieu nguyen sap duoc trung tu

Dự án Bảo tồn, tôn tạo thích nghi di tích Quốc Tử Giám – Kinh thành Huế có tổng mức đầu tư là 60,582 tỷ đồng.

chiem nguong 5 di tich cuc ky quan trong trieu nguyen sap duoc trung tu

Đàn Nam Giao triều Nguyễn là di tích được vua Gia Long cho xây dựng năm 1806, là nơi các vua triều Nguyễn làm lễ tế trời hàng năm. Hiện nay di tích Đàn Nam Giao vẫn chưa được đầu tư bảo tồn, tu bổ hoàn thiện tổng thể, do đó cần thiết phải được tiếp tục đầu tư nhằm phục hồi hoàn thiện phần còn lại. Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Đàn Nam Giao (phần còn lại) có tổng mức đầu tư là 40,382 tỷ đồng .

Nguồn: Báo xây dựng

Bạn cũng có thể thích