Chi hơn 1 tỷ đồng ‘lột xác’, ngôi nhà hoang sáng bừng về đêm không tốn tiền điện

Sau khi cải tạo căn nhà bỏ hoang, gia đình có nơi trở về vào dịp cuối tuần thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng.

Wang Yiqiong vừa là nhà thiết kế vừa là giảng viên và nghiên cứu sinh tại đại học kiến trúc và công nghệ Tây An, Trung Quốc.

Năm lên 6 tuổi, cô cùng mẹ rời quê hương đến thành phố Tây An sinh sống.

Cách đây 3 năm, cô biết về dự án của một giáo sư ở trường đại học về tạo công trình xanh cho nhà dân ở vùng nông thôn. Vì vậy, Wang đã đề xuất được tham gia dự án này.

Cô giới thiệu căn nhà do cha xây dựng cho bà nội dưỡng già nhưng đã bị bỏ hoang nhiều năm để cải tạo.

Chi hơn 1 tỷ đồng ‘lột xác', ngôi nhà hoang sáng bừng về đêm không tốn tiền điện
Căn nhà trước khi cải tạo không có tầng 2.

Trong 1 năm, Wang cùng với nhóm ở trường đại học đã chi 400.000 tệ (1,3 tỷ đồng) để xây căn nhà tiết kiệm năng lượng.

Ban đầu, căn nhà thiết kế kiểu truyền thống, ít ánh sáng, không khí tối tăm, lạnh lẽo. Sau khi thiết kế lại, căn nhà vẫn giữ bố cục như truyền thống chỉ cải tạo một số yếu tố để tiết kiệm năng lượng.

Ở khu vực mà căn nhà tọa lạc, nhiệt độ thấp quanh năm, có lúc mùa đông hạ chỉ còn 5 độ C. Vì vậy, khi thiết kế đã xây dựng thêm một gian nhỏ chạy dài phía trước, quay về hướng Nam giúp không gian như có một “áo khoác” mới để tránh lạnh nhất là vào mùa đông. Ngoài ra, đây có thể dùng là phòng tắm nắng vào ngày ấm áp.

Chi hơn 1 tỷ đồng ‘lột xác', ngôi nhà hoang sáng bừng về đêm không tốn tiền điện
Phần hành lang được xây thêm để ngăn gió lạnh cho mùa đông và gia chủ có thể ngồi tắm nắng mùa hè.

Tại không gian này, gia chủ đặt 3 bức tranh được làm bằng công nghệ có thể hấp thụ nhiệt khi nhiệt độ trong nhà cao hơn 17 độ C.

Vì căn nhà có ánh sáng kém nên Wang đã thiết kế một phần mái kính phía trên tầng 2. Đây là cách hút ánh sáng, hút gió nhằm tăng cường thông gió.

Chi hơn 1 tỷ đồng ‘lột xác', ngôi nhà hoang sáng bừng về đêm không tốn tiền điện
Tầng 2 với phần mái kính hút ánh sáng bên ngoài vào.

Cạnh mái kính là một khoảng sân trên tầng 2 để mọi người có thể tụ tập, trò chuyện, sưởi nắng. Ngoài ra, ở phần mái trên cùng có lắp các tấm pin năng lượng mặt trời để tạo ra điện cho cả nhà sử dụng.

Chi hơn 1 tỷ đồng ‘lột xác', ngôi nhà hoang sáng bừng về đêm không tốn tiền điện
Phần mái nhà lắp đặt pin năng lượng mặt trời để tạo ra điện.

Nước đã qua sử dụng của nhà bếp và tắm rửa được lọc và dùng để tưới hoa, xả nhà vệ sinh. Nước thải từ nhà vệ sinh sẽ được lọc ở bể tự hoại để dùng tưới cho đất nông nghiệp. Ngoài ra, nước mưa được thu gom vào bể chứa rồi lọc sạch.

Chi hơn 1 tỷ đồng ‘lột xác', ngôi nhà hoang sáng bừng về đêm không tốn tiền điện
Căn nhà có không gian xung quanh mát mẻ, thảm cỏ xanh.

Bên trong nhà, gia chủ không dùng quá nhiều kệ gỗ mà dùng gạch để xếp chồng lên nhau tạo thành kệ để đồ ở phòng khách. Bàn ăn cơm được làm từ gỗ tái chế của người dân trong làng.

Chi hơn 1 tỷ đồng ‘lột xác', ngôi nhà hoang sáng bừng về đêm không tốn tiền điện
Gạch được dùng để xếp tạo thành bệ đỡ cho đồ nội thất.
Chi hơn 1 tỷ đồng ‘lột xác', ngôi nhà hoang sáng bừng về đêm không tốn tiền điện
Bàn được làm từ vật liệu tái chế.
Chi hơn 1 tỷ đồng ‘lột xác', ngôi nhà hoang sáng bừng về đêm không tốn tiền điện
Căn nhà sáng bừng về đêm, không tốn tiền điện vì nhờ năng lượng mặt trời.

Sau khi căn nhà được xây dựng xong, cha mẹ và Wang thường xuyên về quê hơn. Bất cứ ngày lễ hay cuối tuần nào rảnh rỗi, Wang lái xe đưa bố mẹ về thăm xóm làng.

Căn nhà không chỉ là nơi để trở về mà còn là không gian cho Wang làm những việc cô thích như đọc sách, viết lách, cắm hoa trong khi con cái chạy nhảy, nô đùa ngoài sân.

Nguồn: Báo xây dựng

Bạn cũng có thể thích