Cảnh báo nguy cơ liệt mặt khi thức đêm xem World Cup

Cảnh báo nguy cơ liệt mặt khi thức đêm xem World Cup

An Na –  Thứ năm, 15/12/2022 16:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chàng trai 26 tuổi được chẩn đoán bị liệt mặt sau nhiều đêm thức trắng để theo dõi các trận đấu tại World Cup 2022.

World Cup là sự kiện thể thao được người hâm mộ bóng đá trên toàn thế giới chờ đón. Thế nhưng, việc theo dõi hết các trận đấu lại là một thách thức lớn, nhất là khi nước chủ nhà ở một múi giờ trái ngược.

Điều này khiến không ít người hâm mộ trái bóng tròn phải hy sinh giấc ngủ hàng đêm để đảm bảo rằng họ không bỏ lỡ bất kỳ trận đấu nào. Tuy nhiên, việc thức xuyên đêm liên tục có thể gây ra hậu quả khủng khiếp đối với sức khỏe.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ

Vốn là một người hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt, trong 1 tuần, anh Tào (26 tuổi, ở khu Hậu Hồ, Vũ Hán, Trung Quốc) thức suốt đêm để theo dõi các trận đấu, gần như không bỏ sót một trận nào.

Ngày 30/11, sau khi xem xong trận đấu giữa Mỹ và Iran, anh Tào chỉ ngủ 2 tiếng rồi dậy đi làm trong tình trạng mệt mỏi và kiệt sức. Vừa đến công ty chưa được bao lâu, miệng anh đột nhiên lệch sang một bên, mí mắt chớp bất thường, dù cố ra sao cũng thông thể nhắm lại được.

Anh Tào nghĩ mình sẽ khỏe lại sau khi nghỉ ngơi nhưng các triệu chứng không hề thuyên giảm. Chiều cùng ngày, anh đến Bệnh viện Trung ương Vũ Hán thăm khám. Anh Tào được chẩn đoán bị liệt mặt và cần được điều trị chuyên khoa để giảm bớt các triệu chứng. Các bác sĩ nhận định tình trạng thiếu ngủ cộng với thời tiết lạnh giá và gió mạnh đã gây ra khiến bệnh nhân trẻ tuổi này bị tê liệt.

Các bác sĩ khoa Phục hồi chức năng đã thực hiện châm cứu, điện sinh học và nắn chỉnh vùng mặt cho anh. Lúc này, các triệu chứng của anh Tào mới dần được cải thiện. Họ cho biết anh có khả năng hồi phục hoàn toàn, song khuyến cáo những người hâm mộ bóng đá khác không nên thức đêm nhiều như anh Cao.

Bác sĩ Vạn Văn Tuất – Phó trưởng khoa Y học phục hồi chức năng chia sẻ, liệt mặt thực chất là do liệt dây thần kinh mặt, thường được gọi là méo miệng. Khi đó, miệng, mắt và môi của người bệnh sẽ bị vẹo, không thể thực hiện các cử động cơ bản trên khuôn mặt.

Nguyên nhân gây liệt mặt phức tạp, hầu hết các trường hợp có liên quan tới mệt mỏi, căng thẳng, nhiễm trùng… Trong đó, người có sức đề kháng tương đối thấp dễ bị liệt mặt hơn người bình thường. Người vừa bị cảm lạnh đột ngột, phụ nữ mang thai và sau sinh thể trạng yếu cũng dễ bị liệt mặt.

Theo bác sĩ Mã Triêu Dương – Trưởng khoa Y học phục hồi chức năng, mùa đông là thời điểm tỷ lệ bệnh nhân bị liệt mặt cao, không chỉ người già mà người trẻ tuổi cùng cần phòng ngừa để tránh mắc bệnh.

Một số biên pháp bảo vệ sức khỏe, tránh bị liệt mặt gồm:

– Tránh bị lạnh, giữ ấm khi thời tiết thay đổi, không để gió lạnh thổi thẳng vào mặt, sau tai khi nghỉ ngơi, đi lại.

– Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, không để cơ thể quá mệt mỏi.

– Chú ý vận động để nâng cao khả năng miễn dịch, giảm khả năng lây nhiễm virus.

– Chú ý dinh dưỡng trong chế độ ăn uống, ăn nhiều trái cây, rau xanh, ăn vừa phải các món thịt.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích