Cần tuân thủ các quy định về an toàn lao động
Cần tuân thủ các quy định về an toàn lao động
Theo dõi MTĐT trên
Đánh giá của ngành chức năng về việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh cho thấy nhiều doanh nghiệp đã thực hiện nghiêm công tác này, song vẫn còn không ít doanh nghiệp lơ là, chưa quan tâm đúng mức.
Để có một môi trường lao động an toàn, điều quan trọng cả chủ sử dụng lao động và người lao động phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động. Nếu không tuân thủ các quy định về an toàn lao động thì tai nạn sẽ đến bất cứ lúc nào.
Xem nhẹ công tác an toàn lao động
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, những năm gần đây, số lượng dự án, công trình xây dựng, Công ty, xí nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp tăng lên nhanh chóng. Từ đó hỏi hỏi công tác ATLĐ trong sản xuất kinh doanh cũng như công tác huấn luyện ATLĐ cho NLĐ đang chưa được chú trọng quan tâm cần thiết, nhiều doanh nghiệp đơn vị, cá nhân tổ chức còn thờ ơ.
Vừa qua, trưa ngày 24/12, sàn bê tông tươi của trung tâm thương mại lớn đang xây dựng tại TP. Vinh bất ngờ đổ sập. Công trình nằm trên đại lộ Lê Nin thuộc phường Hà Huy Tập bất ngờ đổ sập, hầu hết cấu kiện đang thi công của công trình hư hỏng hoàn toàn.
Nhận được thông tin, cơ quan chức năng TP. Vinh đã có mặt kịp thời lập biên bản và phối hợp đơn vị thi công xác định nguyên nhân vụ việc. Thời điểm xảy ra sự cố đang có hàng chục công nhân đang ở phía trên thực hiện nhiệm vụ đổ bê tông bị rơi xuống, một số người bị xây xát. Rất may chưa thiệt hại về người song sự việc làm nhiều công nhân có tâm trạng hoảng hốt.
Qua tìm hiểu được biết, Công ty TNHH Xây dựng LMK có trụ sở 60 Mai Hắc Đế, TP. Vinh , Nghệ An là nhà thầu thi công dự án này.
Cần đảm bảo công tác huấn luyện ATLĐ theo quy định để NLĐ hiểu được công tác an toàn trong thi công cũng như trách nhiệm của đơn vị Doanh nghiệp cần có nghĩa vụ tổ chức công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động làm việc cho mình.
Theo quy định trong công tác này, các cá nhân trong công ty cổ phần được phân chia vào 06 nhóm sau:
Nhóm 1. Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động của công ty cổ phần; bao gồm:
– Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
– Cấp phó của những người đứng đầu nêu trên được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Nhóm 2. Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; bao gồm:
– Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của công ty cổ phần – xem chi tiết tại công việc “Tổ chức bộ phận an toàn, vệ sinh lao động“;
– Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
Nhóm 3. Người lao động (bao gồm cả những người làm việc không theo hợp đồng lao động) làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động – xem chi tiết tại “Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động“.
Nhóm 4. Người lao động (bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho công ty cổ phần) không thuộc các nhóm 1; 3; 5 và 6.
Nhóm 5. Người làm công tác y tế tại công ty cổ phần – xem chi tiết tại công việc “Tổ chức bộ phận y tế trong công ty cổ phần“.
Nhóm 6. Các An toàn, vệ sinh viên trong công ty cổ phần – xem chi tiết tại công việc “Xây dựng mạng lưới an toàn, vệ sinh viên“.
1. Yêu cầu huấn luyện và phương thức huấn luyện đối với từng nhóm đối tượng
Mỗi nhóm sẽ có yêu cầu huấn luyện và phương thức khác nhau; Cụ thể là:
– Đối với những người lao động thuộc nhóm 4, công ty cổ phần có thể tự tổ chức huấn luyện hoặc thuê tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho mình. Tuy nhiên, để có thể tự tổ chức huấn luyện thì công ty cổ phần phải đáp ứng điều kiện về nhân sự huấn luyện; và hơn nữa, những nhân sự đó phải đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, kinh nghiệm làm việc.
Chính vì thế, công ty cổ phần nên lựa chọn thuê tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho bên mình thay vì tự tổ chức huấn luyện.
Việc huấn luyện này phải được tổ chức trước khi tuyển dụng hoặc bố trí công việc cho người lao động; thêm vào đó, phải định kỳ huấn luyện lại nhằm trang bị đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, phù hợp với vị trí công việc được giao.
– Những người thuộc các nhóm còn lại phải được tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và được tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cấp giấy chứng nhận sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu.
“Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động” là các tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện; bao gồm: đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động. Bởi vì, để có thể thực hiện công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động thì tổ chức đó phải đáp ứng rất nhiều điều kiện khác nhau (về nhân sự, trang thiết bị, không gian, cơ sở vật chất) và đây là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Xem chi tiết tại công việc: Kinh doanh dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động
Vậy nên, công ty cổ phần nên thông qua bên thứ ba là tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động để thực hiện công tác huấn luyện, cấp chứng nhận cho bên mình và chỉ có thể tự tổ chức huấn luyện khi bản thân công ty cổ phần đáp ứng được các điều kiện hoạt động như đối với tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
2. Thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu cho từng nhóm đối tượng
Nhóm 1 và Nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.
Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
3. Sau khi được huấn luyện, kiểm tra và sát hạch đạt yêu cầu, mỗi nhóm sẽ được cấp loại chứng nhận tương ứng
(Các loại chứng nhận nêu trên, lần lượt, là các Mẫu 8; 6 và 11 ban hành kèm theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP).
Ngoài ra, nếu công ty cổ phần đủ điều kiện tự huấn luyện các nhóm này thì phải lập Sổ theo dõi cấp Giấy chứng nhận huấn luyện; Sổ theo dõi việc cấp Thẻ an toàn và Sổ theo dõi người thuộc nhóm 4 được huấn luyện (các Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 140/2018/NĐ-CP; Mẫu số 10 và 11 ban hành kèm theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP).
- Thực hiện huấn luyện cho các nhóm định kỳ
Ít nhất 02 năm một lần, kể từ ngày Giấy chứng nhận huấn luyện và Thẻ an toàn có hiệu lực, những người được huấn luyện phải tham dự khóa huấn luyện để ôn lại kiến thức đã được huấn luyện và cập nhật mới kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện ít nhất bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.
Công ty cổ phần bố trí thời gian cho những người làm công tác y tế (Nhóm 5) tham gia các cuộc họp, hội nghị và giao dịch với cơ quan y tế địa phương hoặc y tế bộ, ngành để nâng cao nghiệp vụ và phối hợp công tác.
Người lao động thuộc nhóm 4 được huấn luyện định kỳ ít nhất 01 lần mỗi năm để ôn lại kiến thức đã được huấn luyện và cập nhật mới kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện định kỳ bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.
- Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với công việc mới, thiết bị, công nghệ mới
Ngoài ra, khi công ty cổ phần có sự thay đổi công việc hoặc thay đổi thiết bị, công nghệ; thì, trước khi giao việc, người lao động phải được huấn luyện nội dung về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với công việc mới hoặc thiết bị, công nghệ mới.
Trường hợp đối tượng đã được huấn luyện trong thời hạn dưới 12 tháng kể từ khi chuyển sang làm công việc mới hoặc kể từ khi có sự thay đổi thiết bị, công nghệ thì nội dung huấn luyện lại được miễn phần đã được huấn luyện.
Công ty cổ phần; các đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh của công ty cổ phần nếu ngừng hoạt động hoặc có người lao động nghỉ làm việc từ 06 tháng trở lên thì trước khi trở lại làm việc, người lao động phải được huấn luyện lại nội dung như đối với huấn luyện lần đầu. Thời gian huấn luyện lại bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.
Trong vòng 30 ngày trước khi Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn hết hạn, công ty cổ phần lập Danh sách những người đã được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, kèm theo kết quả huấn luyện hoặc giấy tờ chứng minh đã được huấn luyện định kỳ, gửi cho tổ chức đã cấp các chứng nhận này.
Nếu kết quả huấn luyện đạt yêu cầu thì được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn mới.
Lưu ý:
Công ty cổ phần cần ý thức việc tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là một nghĩa vụ của mình. Từ 10,000,000 đồng đến 100,000,000 đồng là mức xử phạt tiền cho các hành vi không tổ chức huấn luyện đầy đủ theo quy định.
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị