“Cần thực hiện nhiều giải pháp để “cắt đứt” nguồn lây trong cộng đồng”

“Cần thực hiện nhiều giải pháp để “cắt đứt” nguồn lây trong cộng đồng”

Theo PGS. TS Trần Đắc Phu, cần triển khai mạnh mẽ hơn việc giãn cách, 5K, quét mã QR ở các cơ quan, đơn vị kết hợp với đẩy mạnh tiêm vắc xin và nên tiêm cả đối tượng người già, người có bệnh nền.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Hà Nội đã khẩn trương triển khai lấy mẫu xét nghiệm diện rộng có chỉ định. Đặc biệt, việc xét nghiệm sớm, diện rộng các trường hợp ho sốt ở các vùng nguy cơ là cách làm hiệu quả của TP. Hà Nội cho thấy năng lực tốt của y tế cơ sở.

Cùng với kiểm soát chặt chẽ người ra đường, Thành phố Hà Nội cũng đã và đang triển khai hiệu quả các “vùng xanh”, phát huy được vai trò của tự quản, giám sát được người ra vào từng ngõ, ngách trên địa bàn.

Theo các chuyên gia y tế, chính quyền và các lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại chỗ và lưu động, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Xet-nghiem03

 PGS. TS Trần Đắc Phu – Nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam.

Nhận định về tình hình dịch bệnh Covid – 19 trong thời gian sắp tới, PGS. TS Trần Đắc Phu – Nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng nguy cơ dịch bệnh của Hà Nội và một số địa phương khác vẫn rất cao khi qua sàng lọc vẫn có các F0 rải rác, lẩn khuất trong cộng đồng.

“Do đó, việc giãn cách, thực hiện nghiêm 5K là biện pháp vô cùng quan trọng để cắt đứt nguồn lây. Bên cạnh đó, cũng cần có biện pháp ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm từ các chuỗi như ngân hàng, bưu điện, đơn vị cung cấp hàng hóa vào siêu thị, shippep”, PGS Trần Đắc Phu nói.

Theo chuyên gia y tế này, cần xác định rằng xét nghiệm chỉ là thời điểm hiện tại, còn khi mở cửa, di biến động ra vào Hà Nội tăng thì vẫn có khả năng phát bùng dịch.

Vì vậy, ông cho rằng cần triển khai mạnh mẽ hơn việc giãn cách, 5K, quét mã QR ở các cơ quan, đơn vị, siêu thị, điểm công cộng kết hợp với đẩy mạnh tiêm vắc xin và nên tiêm cả đối tượng người già, người có bệnh nền.

“Đặc biệt, phải thực hiện nghiêm không được để tụ tập đông người tại các điểm tiêm, điểm lấy mẫu xét nghiệm”, Nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo.

Xet-nghiem02

Tổ chức xét nghiệm sớm, diện rộng các trường hợp ho sốt ở các vùng nguy cơ là cách làm hiệu quả cho thấy năng lực tốt của y tế cơ sở.

Theo thống kê của Bộ Y tế, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 358.456 ca nhiễm, đứng thứ 66/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 169/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.646 ca nhiễm).

– Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 354.355 ca, trong đó có 151.838 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 08/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Hải Phòng, Yên Bái, Hà Giang.

+ Có 02 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Kon Tum, Thái Bình.

+ 05 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (180.245), Bình Dương (73.425), Đồng Nai (18.311), Long An (18.193), Tiền Giang (7.743).

Xet-nghiem04

Theo khuyến cáo, cần đẩy mạnh tiêm vắc xin và nên tiêm cả đối tượng người già, người có bệnh nền.

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

– 6.945 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 23/8 nâng tổng số ca COVID-19 được điều trị khỏi: 154.612 ca.

– Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 711 ca.

– Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 26 ca.

– Ngày 23/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 389 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (340), Bình Dương (34), Long An (6), Đà Nẵng (3), Đồng Nai (2), Đồng Tháp (2), Cần Thơ (1), Bà Rịa ), Vũng Tàu (1).

– Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 23/8 là 8.666 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới.

Bạn cũng có thể thích