Cần phải nghiên cứu thêm để hiểu cách thức đậu mùa khỉ lây lan

Cần phải nghiên cứu thêm để hiểu cách thức đậu mùa khỉ lây lan

Tổ chức y tế thế giới (WHO) ngày 27/8 cảnh báo giọt bắn là cách thức lây truyền bệnh đậu mùa khỉ (mpox) thấp hơn so với tiếp xúc vật lý.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 27/8 cảnh báo giọt bắn là cách thức lây truyền bệnh đậu mùa khỉ (mpox) thấp hơn so với tiếp xúc vật lý, đồng thời khẳng định cần phải nghiên cứu thêm để hiểu cách thức dịch bệnh lây lan.

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, trong thông báo đăng tải trên trang chủ, WHO cho biết bệnh đậu mùa khỉ lây lan giữa người với người, chủ yếu thông qua tiếp xúc vật lý gần gũi với người bị nhiễm virus (lây từ người này sang người khác khi tiếp xúc với các vết thương, các nốt phát ban trên bề mặt da hoặc niêm mạc (mắt, miệng, họng, cơ quan sinh dục, hậu môn, trực tràng,…).

Người phát ngôn WHO Margaret Harris cho biết khả năng lây nhiễm bệnh là thấp nếu tiếp xúc gần với người bệnh. Dẫu vậy, WHO khuyến cáo bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ, những người tiếp xúc gần và nhân viên y tế điều trị cho họ cần đeo khẩu trang.

Bệnh đậu mùa khỉ được xem là một căn bệnh truyền nhiễm, lây lan qua nhiều hình thức khác nhau. 

Cụ thể, có 3 con đường lây lan chính của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm: Lây từ người sang người, lây từ động vật nhiễm bệnh sang người và lây do tiếp xúc với các vật có chứa virus bệnh.

tm-img-alt

1. Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây từ người qua người

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây từ người này sang người khác khi tiếp xúc với các vết thương, các nốt phát ban trên bề mặt da hoặc niêm mạc (mắt, miệng, họng, cơ quan sinh dục, hậu môn, trực tràng,…) của người bệnh.

Ngoài ra, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với chất dịch trên cơ thể người đang mắc bệnh (máu, nước bọt, tinh dịch). Các trường hợp dễ lây từ người sang người có thể kể đến như đứng nói chuyện với người bệnh ở khoảng cách gần nhưng không có khẩu trang, sống trong cùng một gia đình với người bệnh nhưng không có sự cách ly ở phòng riêng, quan hệ tình dục với người bệnh,…

Đặc biệt lưu ý, phụ nữ mang thai bị nhiễm đậu mùa khỉ cũng có thể lây nhiễm cho thai nhi qua nhau thai.

Thông qua các dữ liệu bệnh ghi nhận, chưa thể kết luận được một người bị nhiễm đậu mùa khỉ không có triệu chứng thì có thể lây bệnh cho người khác hay không. Do đó, với câu hỏi bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào hay đậu mùa khỉ lây qua đường gì, có thể xác định virus gây bệnh có thể truyền từ người sang người nhưng vẫn cần thêm các nghiên cứu để xác định về hình thức lây nhiễm.

2. Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây từ động vật qua người

Các loài gặm nhấm ở châu Phi như chuột cống, họ chuột sóc, sóc,… bị nghi ngờ là nguồn chính gây bệnh đậu mùa ở khỉ trong tự nhiên. Ngoài ra, các động vật khác như khỉ cũng có thể nhiễm bệnh. Và động vật nhiễm bệnh hoàn toàn có thể lây sang người. 

Động vật nhiễm bệnh có thể lây virus cho người hoặc động vật khác thông qua vết cắn hoặc vết xước trên da. Hơn nữa, con người cũng có thể bị nhiễm bệnh nếu chế biến hoặc ăn thịt chưa nấu chín của động vật bị nhiễm bệnh.

Một trường hợp khác cũng làm tăng nguy cơ mắc đậu mùa khỉ chính là khi tiếp xúc với chất dịch cơ thể của động vật bị nhiễm bệnh.

3. Tiếp xúc với đồ vật có chứa virus bệnh cũng gây mắc đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào? Khi bạn tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của người bệnh, các đồ vật có chứa virus gây bệnh, thì nguy cơ nhiễm bệnh là có thể xảy ra.

Vì vậy, khi lỡ tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng đồ dùng của người mắc bệnh như quần áo, chăn ga gối đệm, khăn tắm, dao cạo râu, kim tiêm, bàn chải đánh răng,… thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Để phòng ngừa lây lan bệnh, chúng ta phải thực hiện các biện pháp sau: 

  • Tránh tiếp xúc gần, đặc biệt là có tiếp xúc da kề da với những người bị phát ban giống bệnh đậu mùa. Không hôn, ôm hoặc quan hệ tình dục với người bệnh.
  • Không chạm vào vết phát ban hoặc các vết thương trên da của người bệnh.
  • Không dùng chung dụng cụ ăn uống hoặc cốc với người bị bệnh.
  • Không cầm hoặc chạm vào đồ dùng cá nhân (quần áo, khăn tắm, chăn mền,…) của người bệnh.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh tay có cồn.
  • Tránh tiếp xúc với động vật có nguy cơ nhiễm virus gây bệnh. Ăn chín uống sôi, không ăn động vật chưa qua kiểm định, không rõ nguồn gốc.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích