Cần lên phương án ứng phó với xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Cần lên phương án ứng phó với xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

An Hạ –  Chủ nhật, 12/02/2023 10:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ NN-PTNT vừa có văn bản đề nghị các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng cường các giải pháp để ứng phó với xâm nhập mặn bất thường.

tm-img-alt
Lên phương án ứng phó với xâm nhập mặn gia tăng. Ảnh minh họa.

Bộ NN-PTNT vừa có văn bản đề nghị các địa phương vùng ĐBSCL tăng cường các giải pháp để ứng phó với xâm nhập mặn bất thường, gia tăng do giảm lượng xả từ hồ chứa thủy điện thượng nguồn sông Mê Kông trong khoảng từ ngày 16/2/2023 đến nửa đầu tháng 3/2023.

Từ ngày 11-20/2, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tiếp tục tăng. Độ mặn cao nhất tại các trạm phổ biến ở mức tương đương độ mặn cao nhất tháng 2/2022.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Từ ngày 11-20/2, ở thượng nguồn sông Mê Công và khu vực Nam Bộ sẽ phổ biến ít mưa, ban ngày trời nắng. Nhiệt độ thấp nhất ban đêm phổ biến 23-26 độ C; nhiệt độ cao nhất dao động trong khoảng 32-35 độ C, riêng miền Đông có nơi cao hơn 35 độ C.

Mực nước các trạm trung, hạ lưu sông Mê Công dao động theo xu thế giảm dần và phổ biến ở mức tương đương trung bình nhiều năm.

Cụ thể, mực nước trên sông Tiền và sông Hậu dao động theo triều. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,5m, tại Châu Đốc 1,65m, ở mức cao hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 0,15-0,2m.

Mực nước thủy triều trạm Vũng Tàu: Đỉnh triều từ ngày 11-15/2/2023 ở mức trung bình và ít biến đổi dao động trong khoảng 3,6-3,7m; từ ngày 16-20/02/2023 đỉnh triều dao động từ 3,7-3,98m. Mực nước cao nhất tại trạm Vũng Tàu từ ngày 10-20/02/2023 đạt 3,98m (thời gian xuất hiện khoảng từ 14-16h ngày 20/2/2023).

Mực nước thủy triều phía Biển Tây (trạm Phú Quốc): Trong khoảng thời gian từ ngày 11-14/2/2023, mực nước cao nhất ngày ít biến đổi, phổ biến dao động từ 1,15-1,21m, từ ngày 15/2/2023 mực nước cao nhất ngày có xu thế tăng dần. Mực nước cao nhất tại trạm Phú Quốc từ ngày 10-20/2/2023 đạt 1,39m (thời gian xuất hiện khoảng từ 1-3h ngày 18/2/2023).

Từ ngày 11-20/2, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tiếp tục tăng. Độ mặn cao nhất tại các trạm phổ biến ở mức tương đương độ mặn cao nhất tháng 2/2022.

Chiều sâu ranh mặn 1‰ trong thời kỳ này có khả năng như sau:

Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây: Phạm vi xâm nhập mặn 65-70km;

Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại: Phạm vi xâm nhập mặn 50-55km;

Sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên: Phạm vi xâm nhập mặn 60-72km;

Sông Hậu: Phạm vi xâm nhập mặn 55-60km;

Sông Cái Lớn: Phạm vi xâm nhập mặn 25-30km.

Chiều sâu ranh mặn 4‰ trong thời kỳ này có khả năng như sau:

Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây: Phạm vi xâm nhập mặn 40-45km;

Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại: Phạm vi xâm nhập mặn 40-47km;

Sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên: Phạm vi xâm nhập mặn 50-55km;

Sông Hậu: Phạm vi xâm nhập mặn 40-45km;

Sông Cái Lớn: Phạm vi xâm nhập mặn 20-25km.

Các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp phục vụ nông nghiệp và dân sinh.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo: Xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2022-2023 ở mức tương đương trung bình nhiều năm. Các đợt xâm nhập mặn có xu thế gia tăng bắt đầu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, dân sinh tập trung trong tháng 2 và 3/2023 (từ 18-24/2, từ 18/2-25/3); các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3 và 4/2023 (từ 18-25/3, từ 17-23/4).

Cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long: Cấp 2.

Theo cơ quan khí tượng, Nam bộ đang bước vào mùa khô, nắng nóng dần lên nên kéo theo tình trạng khô hạn và xâm nhập mặn trên diện rộng.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích