Cần đổi mới trong phát triển công nghệ phòng cháy chữa cháy
Cần đổi mới trong phát triển công nghệ phòng cháy chữa cháy
Ngày nay, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá từ cuộc cách mạng công nghệ số đã và đang làm tăng nguy cơ cháy, nổ.
Do đó, việc đổi mới, sáng tạo trong phát triển công nghệ PCCC&CNCH đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra là vấn đề cấp thiết trong bối cảnh xã hội hiện nay.
Trong những năm qua, nền kinh tế đất nước phát triển với nhịp độ khá cao. Tốc độ đô thị hóa nhanh diễn ra ở hầu hết các địa phương. Số lượng các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh gia tăng nhanh với quy mô sản xuất lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Theo thống kê, cả nước hiện có khoảng 1.183.000 cơ sở thuộc diện quản lý Nhà nước về PCCC & CNCH, trong đó có khoảng 221.000 cơ sở thuộc danh mục do cơ quan Công an quản lý, chiếm hơn 18% tổng số cơ sở (gần 90.000 cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ); với khoảng 962.000 cơ sở thuộc danh mục do Chủ tịch UBND cấp xã quản lý, chiếm trên 80% tổng số cơ sở.
Công tác thực hiện PCCC tại các cơ sở kinh doanh là hoạt động mang tính xã hội rất lớn, có tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, an toàn tính mạng, tài sản của người dân. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác phòng cháy chữa cháy, trong 10 năm qua, các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về PCCC đã tổ chức kiểm tra an toàn PCCC với hơn 5.762.00 cơ sở kinh doanh, lập gần 6.000.000 biên bản, ban hành khoảng 500.000 công văn kiến nghị về PCCC. Bộ Công an đã ban hành 02 kế hoạch chỉ đạo lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH tuyên truyền, tổng kiểm tra an toàn PCCC&CNCH đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh. Đối với các địa bàn, cơ sở có nguy cơ xảy ra cháy nổ, sự cố, tai nạn cao, định kỳ hàng năm, Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH tăng cường tổ chức kiểm tra theo các chuyên đề trọng điểm như: Chợ, trung tâm thương mại, chung cư, nhà cao tầng, cơ sở hóa chất, xăng, dầu… Để xử lý các công trình, cơ sở không đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC&CNCH, Bộ Công an đã phối hợp cùng Bộ Xây dựng đưa ra các giải pháp hướng dẫn UBND, HĐND cấp tỉnh xử lý các cơ sở không đạt điều kiện.
Việc thực hiện quy định bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đến nay đã mang lại những tiến triển tích cực. Tuy nhiên, tỷ lệ cơ sở mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo đúng quy định không cao. Trong 10 năm qua, các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về PCCC đã tổ chức kiểm tra an toàn PCCC trên 5.762.642 cơ sở kinh doanh, lập 5.762.642 biên bản, ban hành 408.865 công văn kiến nghị về PCCC. Bộ Công an đã ban hành 02 kế hoạch chỉ đạo lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH tuyên truyền, tổng kiểm tra an toàn PCCC&CNCH đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh. Đối với các địa bàn, cơ sở có nguy cơ xảy ra cháy nổ, sự cố, tai nạn cao, định kỳ hàng năm, Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH tăng cường tổ chức kiểm tra theo các chuyên đề trọng điểm như: Chợ, trung tâm thương mại, chung cư, nhà cao tầng, cơ sở hóa chất, xăng, dầu…
Để xử lý các công trình, cơ sở không đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC&CNCH, Bộ Công an đã phối hợp cùng Bộ Xây dựng đã đưa ra các giải pháp hướng dẫn UBND, HĐND cấp tỉnh xử lý các cơ sở không đạt điều kiện.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ số, lĩnh vực PCCC&CNCH đã ứng dụng các công nghệ hiện đại. Trong đó nổi bật: Ứng dụng hệ thống cảnh báo cháy sớm, giải pháp ICT, công nghệ phun sương hạt nano, hệ thống báo cháy thông minh trên nền công nghệ IoT, xe chữa cháy cứu nạn, cứu hộ đa năng, robot chữa cháy… Các mạng cảm biến có dây, không dây và mạng cảm biến thông minh; các hệ thống vòi, vòi phun nước có thể được vận hành bằng cảm biến; các thiết bị phát hiện khói và nhiệt có thể giúp nhanh chóng phát hiện đám cháy; các cảm biến cho hệ thống chữa cháy giúp tự động kích hoạt các hệ thống đó và có thể điều chỉnh thời gian so với kích hoạt bằng phương pháp thủ công.
Theo Đại tá, TS Nguyễn Thành Long – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật CPCCC&CNCH, trường Đại học PCCC: Việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa từ cuộc cách mạng công nghệ số đã và đang làm tăng nguy cơ cháy, nổ, nhất là các trung tâm thương mại, khu chung cư, nhà cao tầng, nhà máy, kho, bến bãi… và nguy cơ có thể trở thành “thảm họa”. Do đó, đổi mới, sáng tạo trong nghiên cứu, phát triển công nghệ PCCC&CNCH đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra là vấn đề cấp thiết trong tình hình hiện nay.
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị