Cần bổ sung các giải pháp bảo vệ môi trường trong Dự thảo Luật Thủ đô

Cần bổ sung các giải pháp bảo vệ môi trường trong Dự thảo Luật Thủ đô

Mới đây, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đãtổ chức Hội thảo đóng góp ý kiến về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Các luật sư đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng cho dự thảo Luật.

Mới đây, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội thảo đóng góp ý kiến về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). 

Góp ý về các biện pháp bảo vệ Thủ đô, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội tại khoản 2 Điều 36 dự thảo Luât, Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến, Chủ tịch Hội Luật gia thành phố Hà Nội nhận định, phương án 1 sẽ là hợp lý hơn. Theo đó, việc xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn Thủ đô được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các quy định sau đây: Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định mức tiền phạt cao hơn nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt tối đa do Chính phủ quy định đối với một số hành vi vi phạm hành chính tương ứng trong các lĩnh vực văn hóa, quảng cáo, đất đai, xây dựng, phòng cháy chữa cháy, an toàn thực phẩm.

Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính bằng việc yêu cầu các doanh nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ điện, nước ngừng cung cấp dịch vụ đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn Thủ đô…

tm-img-alt
Đoàn Luật sư Hà Nọi góp ý xây dựng Luật Thủ đô

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức An góp ý về khoản 5 Điều 30 Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định giao trách nhiệm quản lý, khai thác quỹ đất của Thủ đô cho một hoặc nhiều doanh nghiệp. Theo bà Hảo, cần quy định Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành thời gian cho thuê đối với quỹ đất công ích dựa trên đề xuất của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố, phê duyệt.

Vấn đề quản lý đất đai, Luật sư Nguyễn Ngọc Lan – Công ty Luật TNHH LS Ngọc Lan và Cộng sự cho biết, công tác quản lý, sử dụng đất hiện còn những bất cập, trong đó nguyên nhân có nguyên nhân giá đền bù thường thấp hơn giá thị trường.

Cũng theo Luật sư Lan, hiện nay, vẫn tồn tại cơ chế hai giá trong việc tính toán bồi thường giải phóng mặt bằng và hạch toán chi phí đất đai đầu vào đã dẫn tới nhiều khó khăn, mâu thuẫn trong bồi thường, thu hồi đất. Việc quy hoạch sử dụng đất cần phải bảo đảm lấy ý kiến cộng đồng. Điều này cần phải được thể hiện rõ trong Luật Thủ đô và đảm bảo thực hiện trên thực tế.

Góp ý vào Điều 21 dự thảo Luật, Luật sư Mai Bích Ngân, Giám đốc Công ty Luật TNHH Anh Trí Việt đồng tình với tinh thần của điều luật về các biện pháp bảo đảm quy hoạch, tuy nhiên, cũng cần cân nhắc cụ thể tính hợp lý của việc di dời các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị nằm trong khu nội đô lịch sử, khu vực đô thị trung tâm.

Theo Luật sư Ngân, điều luật mới đề cập đến việc phát triển giáo dục – đào tạo chất lượng cao, liên kết với nước ngoài, trong khi đào tạo phổ thông cơ bản và đào tạo trong nước cũng là mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo bền vững. Hiện nay, hệ thống trường công lập vẫn đang thiếu, không đáp ứng đủ nhu cầu, nên cần có sự điều chỉnh, quy hoạch cụ thể cho vấn đề này.

Hiện nay, vấn đề người dân đặc biệt quan tâm là bảo vệ môi trường và giảm phát thải, cần đưa ra những giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện trên thực tế. Điều luật đề cập đến kiểm soát phương tiện giao thông cá nhân; thu mua, đổi phương tiện giao thông cũ sang phương tiện giao thông mới sử dụng năng lượng sạch để giảm ô nhiễm môi trường; sử dụng phương tiện giao thông công cộng để hạn chế ùn tắc giao thông… chưa phải là giải pháp triệt để. Do đó, cần bổ sung các giải pháp căn cơ hơn nữa.

Luật sư Mai Bích Ngân cho biết thêm, ngân sách thành phố Hà Nội cần được giữ lại 100% các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của Thành phố để tạo nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và các dự án, công trình trọng điểm, có tính chiến lược của Thủ đô, Vùng Thủ đô, các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư, dự án phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD).

Đây là cơ sở hỗ trợ di dời các cơ sở, đơn vị thuộc danh mục phải di dời theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của dự thảo Luật.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích