Cần bỏ ngay những kiểu ăn lẩu độc hại này

Cần bỏ ngay những kiểu ăn lẩu độc hại này

Bảo My –  Thứ tư, 24/11/2021 09:20 (GMT+7)

Có đến 90% các gia đình Việt đều đang mắc phải những thói quen ăn lẩu độc khủng khiếp này, khiến dạ dày và thực quản bị tổn thương nghiêm trọng.

1. Những kiểu ăn lẩu cực kỳ độc hại

Ăn lẩu thật lâu, nhúng rau thịt thật nhiều

Vào mùa đông, còn gì lý tưởng hơn việc cùng gia đình quây quần bên nồi lẩu. Người Việt thích ngồi ăn lẩu thật lâu, nhúng thật nhiều thực phẩm trong một bữa ăn mà không biết điều này có thể gây hại.

Tuy nhiên thói quen ăn lẩu thật lâu, trong vài tiếng sẽ khiến dạ dày của chúng ta phải làm việc liên tục. Điều ấy khiến cho các dịch vị dạ dày, dịch mật, tụy phải tiết ra nhiều để xử lý thức ăn, có thể gây đau bụng và rối loạn tiêu hóa.
Thêm vào đó, việc ăn lẩu với quá nhiều thực phẩm cũng có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu. Các gia đình tốt nhất chỉ nên ăn lẩu trong khoảng 2 tiếng trở lại, không nên ăn quá 1 lần/tuần.

tm-img-alt

Thích húp nước lẩu nóng

Uống phần nước lẩu vừa thơm ngọt, béo ngậy là sở thích của nhiều người. Ngoài ra, không ít người khi ăn lẩu cũng rất thích ăn đồ nóng, nồi lẩu vừa sôi đã vội vàng gắp thức ăn và cho luôn vào miệng khi còn nóng.

Thực tế, đồ ăn vừa được gắp ra từ nồi lẩu nóng hơn 100 độ C vẫn có thể sẽ nóng ở mức 50-60 độ C, nếu ngay lập tức được cho vào miệng rất dễ làm tổn thương khoang miệng, dạ dày và thực quản.

Đáng nói, theo khuyến cáo của WHO, nếu tiêu thụ thực phẩm quá nóng có nguy cơ mắc ung thư thực quản, ung thư khoang miệng, vòm họng vì nhiệt độ cao có thể làm tổn thương các cơ quan này. Đồng thời, đồ ăn quá nóng cũng làm hệ thống tiêu hóa cũng như đường ruột dễ bị tổn thương nặng nề.

Vậy nên để bảo vệ cho sức khỏe, chúng ta không nên ăn những thức ăn quá nóng. Trước khi ăn, nên chờ thực phẩm nguội bớt trong khoảng 50-60 độ C. Các chuyên gia khuyên cách ăn lẩu an toàn nhất là: Gắp những đồ ăn đã chín ra bát để nguội bớt rồi mới từ từ thưởng thức.

Khi ăn lẩu, người Việt thường thích ăn thịt tái

“Thịt bò, thịt gà chỉ cần chín tái, vậy mới ngon, ngọt và không bị dai” là suy nghĩ của hầu hết người Việt. Chính vì vậy thịt thường chỉ được nhúng chín tái là có thể thưởng thức được ngay. Tuy nhiên, các gia đình nên từ bỏ ngay thói quen nhúng thịt tái trong nồi lẩu bởi thịt khi được nhúng qua loa trong nước sôi thì không thể tiêu diệt được hết ký sinh trùng, sán. Số ký sinh trùng đó sau khi đi vào cơ thể sẽ sinh sôi, phát triển, gây hại cho nhiều cơ quan của cơ thể.
Cần lưu ý ăn chín uống sôi, rau rửa thật sạch, không dùng chung dụng cụ cho đồ sống và đồ chín…

tm-img-alt

Lạm dụng nhiều viên nhúng lẩu như tôm viên, bò viên, cá viên…

Món lẩu ngày càng đa dạng về nguyên liệu hơn, ngày nay nhiều gia đình còn bổ sung các loại cá viên, bò viên… vào thực đơn của mình. Thịt viên dù có hương vị béo ngậy, thơm ngon nhưng bạn vẫn nên hạn chế sử dụng bởi loại thịt này khó được kiểm định về nguyên liệu, và thường được sản xuất từ nhiều loại thịt vụn trộn với nhau. Ngoài ra, thịt viên còn khó đảm bảo vệ sinh ở khâu chế biến và vận chuyển vì vậy tốt nhất gia đình bạn chỉ nên ăn thịt tươi sống, được mua từ những cửa hàng thịt có uy tín.

tm-img-alt

Ăn lẩu vị quá cay hoặc quá chua

Các loại lẩu chua cay luôn kích thích vị giác và giữ ấm cho cơ thể hơn. Tuy nhiên ăn quá chua cay có thể làm hại dạ dày và các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa. Nước lẩu quá chua cay sẽ tác động lên niêm mạc dạ dày, nhẹ thì đau dạ dày, nặng thì gây phù nề, xung huyết, viêm loét dạ dày.

tm-img-alt

Dùng nấm lạ khi ăn lẩu

Theo các chuyên gia, nấm dù được nhiều người yêu thích trong món lẩu nhưng cần lưu ý không phải loại nấm nào cũng an toàn khi ăn và mọi người phải thận trọng khi tự ý hái nấm lạ về nhà ăn vì có thể gây ngộ độc cao. Thực tế đã cho thấy có nhiều trường hợp bị ngộ độc, tử vong do ăn nấm lạ vì vậy có sự khuyến cáo các gia đình không nên tùy tiện hái nấm lạ về ăn khi không nắm biết rõ ràng về nguồn gốc của loại nấm lạ.

Ăn uống không thể tùy tiện theo ý thích được mà đòi hỏi phải nắm rõ nguồn gốc các loại thực phẩm cũng như cách thức sử dụng thức ăn làm sao cho hợp vệ sinh an toàn, tránh được trường hợp bị ngộ độc đáng tiếc.

2. Một số lời khuyên khi ăn lẩu

Lẩu hải sản không ăn cùng thực phẩm chứa vitamin C

Khi ăn cùng các loại thực phẩm nhiều vitamin C như cà chua, khoai lang… vì asen pentavenlent có trong hải sản này sẽ chuyển hóa trở thành asen trioxide (dân gian thường gọi là thạch tín), có thể gây ngộ độc thạch tín cấp tính, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Lẩu bò không ăn kèm mùng tơi

Kết hợp 2 thứ này lại với nhau sẽ khiến bạn rất dễ bị đau bụng, nhẹ thì bị đầy bụng, khó tiêu, nặng sẽ gây táo bón, rất khó chịu.
Khi ăn lẩu thịt dê tuyệt đối tránh không ăn kèm giấm
Kết hợp kiểu này sẽ phá hủy hoặc làm giảm bớt những thành phần dinh dưỡng quý nhất ở thịt dê.

Lẩu gà không dùng rau kinh giới

Rau kinh giới “kỵ” thịt gà. Theo Đông y, ăn hai thứ này chung với nhau gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy toàn thân, ngứa ngáy vùng đầu não.
Không nhúng củ cải và mộc nhĩ cùng lúc vào nồi lẩu Hai loại này khi kết hợp với nhau trong nồi lẩu có thể sinh ra các hoạt chất sinh học khác gây viêm da, dị ứng.

Nên có nhiều rau xanh

Món lẩu thông thường có rất nhiều thịt mỡ. Nếu ăn cùng với nhiều loại rau xanh, không những có thể “tiêu trừ” dầu mỡ, bổ sung vitamin cho cơ thể mà còn có tác dụng điều hoà, trừ nóng và giải độc.

Trước hoặc sau khi ăn lẩu có thể ăn hoa quả hoặc uống một ly nước hoa quả để giải nhiệt cho cơ thể.

Món lẩu nên có thêm đậu phụ, vì thạch cao trong đậu phụ có tác dụng thanh nhiệt, tán hoả, trị khát.

Thực phẩm phải được nấu chín

Thực phẩm phải được nấu trong nồi nước thật sôi. Ăn lẩu thường hay ăn các loại thịt sống, cá sống rồi các loại rau cũng vậy. Trong quá trình ăn uống dễ bị vi sinh vật gây bệnh và nhiễm ký sinh trùng.

Do đó, để ăn các món lẩu cần phải được nấu sôi trong khi ăn để đạt được hiệu quả khử trùng. Như vậy sẽ ngăn cản hoặc giảm viêm đường tiêu hóa và ký sinh trùng đường ruột xảy ra.

Ăn điều độ

Lẩu cho dù có ngon như thế nào thì cũng không nên ăn liên tục, 1 – 2 tuần ăn một lần là được.

Đồng thời khi ăn lẩu không nên ngồi quá lâu, khi ngồi ăn liền mấy tiếng, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hoá bài tiết giảm đi, thời gian dài như thế sẽ gây ra rối loạn chức năng tiêu hoá. Ngoài ra, ăn nhiều uống nhiều còn có thể gây ra viêm tuyến tuỵ, bệnh về đường ruột, dạ dày./.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích