Các thành viên EU bất đồng quan điểm trong việc xoa dịu cuộc khủng hoảng năng lượng
Các thành viên EU bất đồng quan điểm trong việc xoa dịu cuộc khủng hoảng năng lượng
Croatia và Lithuania muốn có giới hạn khí đốt bán buôn, Đức muốn giải pháp khác, trong khi Phần Lan và Slovakia không đồng ý về trợ cấp trực tiếp
Sự chia rẽ sâu sắc giữa các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu xuất hiện khi các quan chức EU tập hợp để thảo luận về cuộc khủng hoảng năng lượng và các biện pháp của khối để đối phó với nó.
Một số quốc gia thành viên EU cho rằng nên có giới hạn giá khí đốt tự nhiên, những quốc gia khác chỉ muốn giới hạn giá khí tự nhiên hoá lỏng (LNG), trong khi một nhóm khác phản đối các khoản trợ cấp do EU hậu thuẫn cho các hộ gia đình để giúp họ thanh toán hóa đơn năng lượng.
Các Bộ trưởng đang tập trung tại Luxembourg trước thềm Hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo vào cuối tuần này và một số lãnh đạo đã nói chuyện với giới truyền thông về quan điểm của các nước họ về cách EU giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng và giá năng lượng tăng cao.
Cụ thể, Croatia và Lithuania ủng hộ giới hạn giá khí đốt bán buôn. Về phần mình, Slovenia chỉ muốn giới hạn đối với LNG.
Ngoại trưởng Slovenia, Marko Stucin cho biết: “Slovenia sẽ ủng hộ việc đưa ra cái gọi là giới hạn giá đối với khí đốt hóa lỏng càng sớm càng tốt, nếu có thể là ngay bây giờ”.
Một số quốc gia thành viên EU cũng như Ủy ban, đã miễn cưỡng đề xuất giới hạn đối với LNG, cho rằng giới hạn giá có thể làm suy yếu động lực kinh tế của nguồn bán LNG để gửi hàng đến Châu Âu khi họ cần nhất.
Ngoài giới hạn giá khí đốt, Croatia cũng thúc đẩy mua khí đốt chung giữa các nước EU.
Trong khi đó Slovakia, muốn có một cuộc cải cách để tách giá điện tạo ra từ khí đốt khỏi giá điện được tạo ra từ các nguồn khác. Slovakia cũng muốn EU trợ cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp và hộ gia đình.
Nhưng Phần Lan phản đối các khoản trợ cấp trực tiếp từ EU, trong khi gần đây nước này đã cởi mở hơn với mức trần giá xăng “tạm thời”.
Ủy ban Châu Âu dự kiến sẽ công bố một gói các biện pháp mới được đề xuất để xoa dịu cuộc khủng hoảng năng lượng. Tuy nhiên, đề xuất này không có khả năng bao gồm giới hạn giá khí đốt tự nhiên ngay lập tức, vì các nước thành viên EU vẫn còn chia rẽ về vấn đề này.
Ủy ban Châu Âu dự kiến sẽ đề xuất một “giá động tối đa” đối với hợp đồng khí đốt tự nhiên được giao dịch tại Cơ sở chuyển nhượng quyền sở hữu (TTF), điểm chuẩn cho giá khí đốt Châu Âu, như một “phương sách cuối cùng”, tài liệu cho thấy.
Đại Phong (T/h)
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị