Các lĩnh vực trọng tâm được lựa chọn thực hiện kinh tế tuần hoàn
Các lĩnh vực trọng tâm được lựa chọn thực hiện kinh tế tuần hoàn
Theo các chuyên gia, các ngành lĩnh vực trọng tâm thực hiện kinh tế tuần hoàn cần tập trung chú trọng vào quản lý rác thải và năng lượng…
Theo Dự thảo “Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Kinh tế tuần hoàn”, các ngành lĩnh vực trọng tâm được lựa chọn bao gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, khai khoáng và năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng và giao thông vận tải, quản lý chất thải, lĩnh vực đặc thù, ngành/ lĩnh vực phụ trợ cho inh tế tuần hoàn (KTTH).
Dự thảo trên được Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) soạn thảo và đang lấy ý kiến để hoàn thiện trước khi trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia (KHHĐQG) thực hiện KTTH trong tháng 11/2023.
Mục tiêu tổng quát Dự thảo hình thành hệ thống cơ cấu sản xuất, tiêu dùng bền vững, sử dụng hiệu quả giá trị tài nguyên, nguồn nguyên liệu, vật liệu đã qua sử dụng, hạn chế tối đa chất thải ra môi trường, thúc đẩy sự tái sinh của thiên nhiên trên cơ sở lựa chọn, áp dụng mô hình KTTH phổ biến và phù hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng về đổi mới, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp, người dân để thúc đẩy áp dụng KTTH, gắn với phát triển các thói quen, thực hành, tạo dựng văn hóa áp dụng KTTH trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, tiến tới hình thành xã hội tuần hoàn vật chất. Các mục tiêu cụ thể được đề xuất theo từng giai đoạn ngắn hạn (2025), trung hạn (2030), dài hạn (2030).
Các ngành lĩnh vực trọng tâm được lựa chọn thực hiện KTTH, bao gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; khai khoáng và năng lượng; công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng và giao thông vận tải; quản lý chất thải; lĩnh vực đặc thù; ngành, lĩnh vực phụ trợ cho KTTH.
Nhiệm vụ, giải pháp và lộ trình ưu tiên thực hiện Kế hoạch thực hiện KTTH, cụ thể: (1) Nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và thói quen tốt về thực hiện KTTH; (2) Hoàn thiện hệ thống tổ chức nâng cao hiệu lực, hiệu quả và gỡ bỏ các rào cản chính sách, pháp luật; (3) Hỗ trợ thực hiện KTTH; (4) Thúc đẩy đổi mới sáng tạo phát triển các mô hình KTTH trong sản xuất, tiêu dùng thuộc ngành, lĩnh vực, vùng, miền và địa phương; (5) Đẩy mạnh đầu tư, liên kết, hợp tác và giám sát trong thực KTTH.
Theo các chuyên gia, các ngành lĩnh vực trọng tâm cần tập trung chú trọng vào quản lý rác thải và năng lượng… Các chỉ tiêu đánh giá nên cân nhắc để phù hợp với hoạt động thống kê gắn với các ngành, lĩnh vực. Cần xây dựng cụ thể lộ trình và kế hoạch hành động KTTH. Tập trung xây dựng các mô hình điển hình về KTTH ở cấp địa phương; xác định và hành động trong các lĩnh vực thiết yếu; tăng cường nguồn lực cho KTTH…; Cần đẩy mạnh sự phối hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp, cập nhật thông tin cho địa phương và triển khai, nhân rộng các mô hình hiệu quả; tăng cường các hoạt động nâng cao nhận thức, tuyên truyền về lợi ích của mô hình KTTH…
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị