Các công nghệ sản xuất vắc xin & việc triển khai tiêm phòng Covid-19

Các công nghệ sản xuất vắc xin & việc triển khai tiêm phòng Covid-19

MTĐT –  Thứ sáu, 17/09/2021 09:39 (GMT+7)

Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo, những người đã tiêm mũi 1 vắc xin nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng vắc xin đó.

Loại virus SAR-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có hình dáng đặc thù. Nó có hình tròn và có nhiều gai bao quanh bề mặt. Những loại gai này còn được gọi là ‘protein gai’ và chúng hoạt động như những chiếc chìa khóa giúp cho virus có thể xâm nhập tế bào.

Vắc xin hoạt động bằng cách kích hoạt cơ chế miễn dịch tự nhiên khiến cho cơ thể sản sinh ra kháng thể giúp nhận diện các tế bào gai này và ngăn ngừa virus tấn công tế bào.

Các công nghệ sản xuất vắc xin COVID-19

– Vắc xin mARN:

Vắc xin mARN sử dụng một phần “mARN – ARN thông tin”, một loại mã gene di truyền để virus tạo nên protein gai. Khi các “ARN thông tin” của virus được tiêm vào người sẽ sản sinh ra các tế bào gai nhưng không phải toàn bộ virus. Hệ miễn dịch sẽ phát hiện tế bào gai này và tạo miễn dịch chống lại chúng.

– Vắc xin véc-tơ:

Vắc xin véc-tơ sử dụng một loại virus không gây hại với con người. Bên trong vỏ tế bào virus điều chỉnh có vật liệu từ virus gây bệnh COVID-19. Vật liệu này được gọi là “véc-tơ virus”. Virus này sẽ sản sinh ra protein gai sau khi đi vào cơ thể người và kích thích cơ chế miễn dịch.

– Vắc xin tiểu đơn vị protein:

Vắc xin tiểu đơn vị protein bao gồm các mảnh (protein) vô hại của virus gây bệnh COVID-19 thay vì toàn bộ mầm bệnh. Sau khi được tiêm chủng, cơ thể chúng ta ghi nhận các protein này và kích thích tạo các tế bào lympho T và kháng thể. Những tế bào này sẽ ghi nhớ cách chống lại virus gây bệnh COVID-19 nếu chúng ta phơi nhiễm trong tương lai.

– Vắc xin virus bất hoạt:

Virus được nuôi cấy số lượng lớn, sau đó vô hiệu hóa chúng bằng bức xạ, nhiệt hoặc hóa chất. Virus sau khi bất hoạt vẫn còn nguyên vẹn để cơ thể nhận diện và sinh kích thích miễn dịch nhưng không còn khả năng tái tạo, xâm nhập tế bào hay gây bệnh cho người tiêm.

– Vắc xin virus giảm độc lực:

Virus được nuôi cấy lặp đi lặp lại nhiều lần với môi trường nuôi cấy là tế bào nuôi cấy hoặc phôi động vật (thường sử dụng phôi gà) để làm yếu đi và giảm độc lực. Sau khi tiêm một liều rất nhỏ virus đã giảm độc lực vào trong cơ thể, chúng có thể nhân lên và tạo thành một quần thể đủ để khởi động đáp ứng miễn dịch của cơ thể.

Các loại vắc xin đã được cấp phép sử dụng và triển khai tiêm chủng tại Việt Nam

Tên vắc xin

Hãng sản xuất

Công nghệ

Số mũi tiêm

Thời gian tiêm nhắc

AstraZeneca

AstraZeneca

Véc-tơ

2

8-12 tuần

SputnikV

Viện nghiên cứu Gamaleya

Véc-tơ

2

3 tuần

COVID-19 Vaccine Janssen

Johnson & Johnson

Véc-tơ

1

Spikevax

(COVID-19 Vaccine Moderna)

Moderna

mARN

2

4 tuần

Comirnaty

Pfizer – BioNTech

mARN

2

3 tuần

Vero Cell

China National Biotec Group (CNBG)/ Sinopharm

Virus bất hoạt

2

3-4 tuần

Ngoại trừ vắc xin Johnson & Johnson chỉ định tiêm 1 mũi, các vắc xin khác đều phải được tiêm nhắc liều thứ 2 sau một khoảng thời gian nhất định tùy theo khuyến cáo của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa bệnh COVID-19.

 Tiêm phối hợp vắc xin

Tiêm phối hợp vắc xin là việc kết hợp 2 loại vắc xin khác nhau ở 2 lần tiêm. 2 loại vắc xin này có thể cùng hoặc khác cơ chế hoạt động.

Trong tình hình thiếu hụt vắc xin COVID-19 toàn cầu, số lượng vắc xin được sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu của các quốc gia. Đôi khi, lựa chọn tiêm phối hợp vắc xin phải được thực hiện do nguồn cung cấp hạn chế, sự chậm trễ trong sản xuất. Việc tiêm phối hợp vắc xin đã được kiểm nghiệm và phê duyệt có thể giúp giảm bớt áp lực chuỗi cung ứng, tăng cường phản ứng của hệ thống miễn dịch, cung cấp khả năng miễn dịch rộng hơn, giảm sự xuất hiện của các biến thể mới, đồng thời tạo ra sự bảo vệ mạnh mẽ hơn và lâu dài hơn. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào sự kết hợp cụ thể của từng loại vắc xin và các loại vắc xin đều phải được phê duyệt. Việc phối hợp vắc xin từ các nhà sản xuất khác nhau cho các bệnh cụ thể đã được thực hiện trước đây đối với bệnh cúm, viêm gan A, một số bệnh khác và đang được thực hiện đối với bệnh COVID-19 ở một số quốc gia.

Một số phương án tiêm phối hợp vắc xin đang được sử dụng

Hiện nay, Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo, những người đã tiêm mũi 1 vắc xin nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng vắc xin đó. Tuy nhiên, Bộ Y tế đã cho phép tiêm phối hợp vắc xin đối với 1 số loại. Trong trường hợp nguồn vắc xin hạn chế, có thể phối hợp bằng cách tiêm mũi 2 vắc xin do Pfizer sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin do AstraZeneca sản xuất, khoảng cách giữa hai mũi tiêm là 8-12 tuần.

Các phương án khác đã được áp dụng trên thế giới:

Phối hợp

Vắc xin véctơ và vắc xin mARN

vắc xin mARN vắc xin mARN

Mũi 1

AstraZeneca

Pfizer

Moderna

Mũi 2

Pfizer

Moderna

Pfizer

tm-img-alt

Kết luận

Tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn quốc với số ca nhiễm tăng nhanh tại một số địa phương. Tuy nhiên, nguồn cung vắc xin còn khan hiếm, khả năng cung ứng vẫn còn hạn chế trên toàn cầu. Để đảm bảo sớm triển khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đưa cuộc sống trở lại tình trạng bình thường mới, việc bao phủ tiêm chủng cho cộng đồng là hết sức cần thiết và cấp bách.

Việc tiêm phối hợp vắc xin có thể được sử dụng để ngăn chặn quá trình triển khai tiêm chủng bị đình trệ do các vấn đề về nguồn cung. Nếu có sự thiếu hụt về một loại vắc xin cụ thể, thay vì dừng chương trình tiêm chủng, chương trình này vẫn có thể tiếp tục bằng cách tiếp cận với một loại vắc xin khác.

“Vắc xin tốt nhất là vắc xin được Tổ chức y tế thế giới (WHO) phê duyệt và là vắc xin được tiếp cận sớm nhất”./.

PV(T/h)

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích